“Chết đi sống lại” – đó là cảm nhận của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh gas khi biết tin Bộ Công Thương đã có dự thảo sửa đổi Nghị định 19 về kinh doanh khí gas.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng nhận xét rằng: pháp luật rất đắt đỏ. Bởi mỗi một quy định pháp luật được đưa ra, thì có tới ba loại chi phí, trong đó chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp là chi phí nặng nhất. Câu chuyện hàng trăm doanh nghiệp gas đã phải tốn nhiều tỷ đồng cho những quy định vô lý của Nghị định 19 đã chứng minh điều đó. Lẽ ra, một nguyên tắc bất di bất dịch phải được thực thi là: “Một quy định pháp luật chỉ được ban hành khi và chỉ khi chi phí tuân thủ ít hơn lợi ích mang lại”. Nhưng điều đáng tiếc là nguyên tắc ấy ít khi được nói đến trước khi xây dựng các quy định pháp luật. Thay vào đó là những lý do như: thuận lợi cho quản lý nhà nước, thể chế hóa quan điểm, đường lối hay những lý do mà thực tế không đòi buộc.
Hành trình gian nan
Từ hồi tháng 6/2016, khi “chiến dịch” cắt giảm điều kiện kinh doanh đi vào những ngày cuối cùng trước khi Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp có hiệu lực, những doanh nghiệp gas đã hội tụ lại với nhau. Họ tham dự tất cả các hội thảo, bàn bạc, đưa ý kiến lên những nơi có thể giúp họ kêu gào về tình cảnh bị “bức tử” của mình.
Người viết vẫn không thể quên được vẻ mệt mỏi của bà Nguyễn Thị Vàng, một chủ doanh nghiệp gas tại Đồng Nai. Vẻ mặt thất thần, bà kể: doanh nghiệp của bà trị giá 13,5 tỷ đồng. Nhưng khi có Nghị định 19, một số đại diện các hãng gas lớn đã đến “gạ” bà bán lại với giá… 5 tỷ đồng. Bởi đằng nào thì bà cũng không thể tự mình kinh doanh như bình thường mà phải trở thành đầu mối cho những “ông lớn” ngành gas.
Nghị định 19 yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh gas phải có 100.000 vỏ bình, cùng với bồn chứa 300m3. Trước đó, để đáp ứng điều kiện ngặt nghèo được đưa ra, nhiều doanh nghiệp đã phải vay ngân hàng, cầm cố tài sản để cố mua cho được 50.000 vỏ bình. Nếu chỉnh tính riêng vỏ bình, theo Nghị định 19, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tốn ít nhất 25 tỷ, một khoản đầu tư không cần thiết. Ấy là chưa kể doanh nghiệp phải thuê kho, bãi, nhà xưởng để chứa số vỏ bình không cần thiết ấy. Ròng rã hơn một năm trời, các doanh nghiệp gas liên tục kiến nghị ở bất cứ đâu mà họ có cơ hội.
Và những chi phí không tính vào “chi phí hợp lý”
Hồi tháng 10/2016, một doanh nghiệp gas ở Tây Nguyên vốn chỉ muốn yên ổn làm ăn, nhưng trước tình cảnh có thể phải đóng cửa, đã không ngần ngại cử đại diện ra tận Hà Nội để tham dự buổi đối thoại của Bộ Công Thương. Chi phí cho chuyến đi là rất tốn kém. “Đằng nào cũng chết. Trước khi chết phải kêu lên một tiếng thống thiết”, doanh nghiệp này tâm sự.
Theo lẽ thông thường, những tiếng kêu của doanh nghiệp khó lòng lay chuyển được ý chí của cơ quan nhà nước. Nhưng trường hợp Nghị định 19 này, và gần đây là một số quy định pháp luật khác, những tiếng kêu than của doanh nghiệp đã được lắng nghe.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khi đó “hứa” với các doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến doanh nghiệp và nhất trí việc sửa đổi Nghị định 19 theo hướng bãi bỏ các quy định về số lượng bình chứa, quy mô kho bãi. Nhưng ông cũng vớt vát rằng: Nghị định 19 không xuất phát từ việc hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp mà muốn thiết lập một trật tự trên thị trường kinh doanh khí gas.
Lý giải của Bộ Công Thương về việc sửa đổi Nghị định 19 cũng đầy tính nhân văn và theo đúng tín hiệu của thị trường. “Các điều kiện kinh doanh này dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư, hoạt động có hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư thêm hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas”, Bộ Công Thương lý giải về những tồn tại của Nghị định 19. Tuy vậy, cũng có điều đáng suy nghĩ khi hơn một năm qua, một số doanh nghiệp đã cố công đầu tư vỏ bình, bồn chứa, kho bãi… để đáp ứng điều kiện kinh doanh của Nghị định 19. Có lẽ các doanh nghiệp này nghĩ rằng: không có cơ hội để Nghị định này được sửa đổi. Khi thông tin Nghị định này được sửa đổi, những doanh nghiệp này đã lập tức có ý kiến giữ nguyên điều kiện kinh doanh ở một Nghị định mà chính Bộ Công Thương đã thừa nhận là có tác dụng… “loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường”. Có lẽ họ tiếc nuối hàng chục tỷ đồng bỏ ra giờ trở nên… vô nghĩa.
Nhưng dẫu sao, những doanh nghiệp gas vẫn may mắn hơn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bởi tiếng kêu của họ đã được lắng nghe và Nghị định 19 đang trong tiến trình sửa đổi. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã “chết” và họ dĩ nhiên chẳng còn cơ hội để kêu lên một tiếng thống thiết.
Hành trình gian nan
Từ hồi tháng 6/2016, khi “chiến dịch” cắt giảm điều kiện kinh doanh đi vào những ngày cuối cùng trước khi Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp có hiệu lực, những doanh nghiệp gas đã hội tụ lại với nhau. Họ tham dự tất cả các hội thảo, bàn bạc, đưa ý kiến lên những nơi có thể giúp họ kêu gào về tình cảnh bị “bức tử” của mình.
Người viết vẫn không thể quên được vẻ mệt mỏi của bà Nguyễn Thị Vàng, một chủ doanh nghiệp gas tại Đồng Nai. Vẻ mặt thất thần, bà kể: doanh nghiệp của bà trị giá 13,5 tỷ đồng. Nhưng khi có Nghị định 19, một số đại diện các hãng gas lớn đã đến “gạ” bà bán lại với giá… 5 tỷ đồng. Bởi đằng nào thì bà cũng không thể tự mình kinh doanh như bình thường mà phải trở thành đầu mối cho những “ông lớn” ngành gas.
Nghị định 19 yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh gas phải có 100.000 vỏ bình, cùng với bồn chứa 300m3. Trước đó, để đáp ứng điều kiện ngặt nghèo được đưa ra, nhiều doanh nghiệp đã phải vay ngân hàng, cầm cố tài sản để cố mua cho được 50.000 vỏ bình. Nếu chỉnh tính riêng vỏ bình, theo Nghị định 19, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tốn ít nhất 25 tỷ, một khoản đầu tư không cần thiết. Ấy là chưa kể doanh nghiệp phải thuê kho, bãi, nhà xưởng để chứa số vỏ bình không cần thiết ấy. Ròng rã hơn một năm trời, các doanh nghiệp gas liên tục kiến nghị ở bất cứ đâu mà họ có cơ hội.
Và những chi phí không tính vào “chi phí hợp lý”
Hồi tháng 10/2016, một doanh nghiệp gas ở Tây Nguyên vốn chỉ muốn yên ổn làm ăn, nhưng trước tình cảnh có thể phải đóng cửa, đã không ngần ngại cử đại diện ra tận Hà Nội để tham dự buổi đối thoại của Bộ Công Thương. Chi phí cho chuyến đi là rất tốn kém. “Đằng nào cũng chết. Trước khi chết phải kêu lên một tiếng thống thiết”, doanh nghiệp này tâm sự.
Theo lẽ thông thường, những tiếng kêu của doanh nghiệp khó lòng lay chuyển được ý chí của cơ quan nhà nước. Nhưng trường hợp Nghị định 19 này, và gần đây là một số quy định pháp luật khác, những tiếng kêu than của doanh nghiệp đã được lắng nghe.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khi đó “hứa” với các doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến doanh nghiệp và nhất trí việc sửa đổi Nghị định 19 theo hướng bãi bỏ các quy định về số lượng bình chứa, quy mô kho bãi. Nhưng ông cũng vớt vát rằng: Nghị định 19 không xuất phát từ việc hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp mà muốn thiết lập một trật tự trên thị trường kinh doanh khí gas.
Lý giải của Bộ Công Thương về việc sửa đổi Nghị định 19 cũng đầy tính nhân văn và theo đúng tín hiệu của thị trường. “Các điều kiện kinh doanh này dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư, hoạt động có hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư thêm hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas”, Bộ Công Thương lý giải về những tồn tại của Nghị định 19. Tuy vậy, cũng có điều đáng suy nghĩ khi hơn một năm qua, một số doanh nghiệp đã cố công đầu tư vỏ bình, bồn chứa, kho bãi… để đáp ứng điều kiện kinh doanh của Nghị định 19. Có lẽ các doanh nghiệp này nghĩ rằng: không có cơ hội để Nghị định này được sửa đổi. Khi thông tin Nghị định này được sửa đổi, những doanh nghiệp này đã lập tức có ý kiến giữ nguyên điều kiện kinh doanh ở một Nghị định mà chính Bộ Công Thương đã thừa nhận là có tác dụng… “loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường”. Có lẽ họ tiếc nuối hàng chục tỷ đồng bỏ ra giờ trở nên… vô nghĩa.
Nhưng dẫu sao, những doanh nghiệp gas vẫn may mắn hơn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bởi tiếng kêu của họ đã được lắng nghe và Nghị định 19 đang trong tiến trình sửa đổi. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã “chết” và họ dĩ nhiên chẳng còn cơ hội để kêu lên một tiếng thống thiết.
ĐẠI DƯƠNG - Enternews.vn
Relate Threads