Doanh nghiệp phân bón 'kêu như vạc'

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Theo tính toán của Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển, với việc giá than tăng trên 300.000 đồng/tấn sẽ đẩy giá phân lân nung chảy tăng thêm 100.000 đồng/tấn

Như vậy với sản lượng 400.000 tấn/năm, năm 2017 doanh nghiệp phải gánh thêm 40 tỷ đồng tiền nguyên liệu mua than, tất cả chi phí này sẽ đều phải cộng vào giá thành và nông dân chính là đối tượng cuối cùng phải gánh chịu.

15-52-03_dsc_0059.jpg

Không chỉ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, 2016 cũng là năm bết bát của các doanh nghiệp phân bón trên sàn chứng khoán khi màu đỏ bao trùm suốt nhiều tháng ròng. Trong đó, TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) giảm từ 28.000 xuống còn 22.350 đồng/cổ phiếu (CP); Công ty CP Phân bón Bình Điền (BFC) có thời điểm lên trên 41.000 đồng/CP giờ giảm còn 29.500, gần ngang bằng mức đầu năm; Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao từ 29.500 đồng/CP còn 13.000 đồng/CP.

Các đơn vị phân bón khác như Văn Điển (VAF), Lân Ninh Bình (NFC), Phân bón miền Nam (SFG), DAP Vinachem (DDV) đều giảm 10 - 50% giá trị.

Cập nhật kết quả kinh doanh đến hết năm 2016 cho thấy phần lớn các doanh nghiệp phân bón đều giảm sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, có những đơn vị giảm tới 50%, có đơn vị từ lãi vài chục tỷ, vài trăm tỷ quay ngoắt 360 độ thành lỗ vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Giờ Vinacomin tăng giá than thực sự là cú sốc quá lớn với những doanh nghiệp ngành phân bón.

NGUYÊN HUÂN - Báo Nông nghiệp​
 

Việc làm nổi bật

Top