Chính phủ đã công bố Quyết định số 60/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Quyết định trên được xem là đòn bẩy để Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) quyết liệt hơn trong đầu tư nguồn lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, liên doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh...
Mở ra những triển vọng mới
Ngành công nghiệp khí Việt Nam sẽ được tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác, thu gom, vận chuyển, chế biến, dự trữ, phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam. Phấn đấu sản lượng khai thác khí cả nước giai đoạn 2016-2035 như sau: Giai đoạn 2016-2020, sản lượng khai thác khí đạt 10-11 tỷ m3/năm; giai đoạn 2021-2025, sản lượng khai thác khí đạt 13-19 tỷ m3/năm; giai đoạn 2026-2035, sản lượng khai thác khí đạt 17-21 tỷ m3/năm.
Về nhập khẩu, phân phối khí thiên nhiên được hóa lỏng (LNG), Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng tiếp nhận, nhập khẩu LNG với mục tiêu cho từng giai đoạn như giai đoạn 2021-2025 đạt 1-4 tỷ m3/năm, giai đoạn 2026-2035 đạt 6-10 tỷ m3/năm. Thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) là điện (tỷ trọng khoảng 70-80% tổng sản lượng khí), đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện là ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp khí.
Tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống phân phối khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải. Phấn đấu phát triển thị trường khí với quy mô: Giai đoạn 2016-2020 đạt 11-15 tỷ m3/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 13-27 tỷ m3/năm; giai đoạn 2026-2035 đạt 23-31 tỷ m3/năm.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Trong chiến lược, ngành công nghiệp khí sẽ mở rộng công suất các kho LPG hiện hữu kết hợp với xây dựng các kho LPG mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước với quy mô khoảng 3,5-4,0 triệu tấn/năm vào năm 2025, đạt quy mô khoảng 4,5-5,0 triệu tấn/năm vào năm 2035, bảo đảm đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp.
Quyết định số 60/QĐ-TTg cũng đã chỉ rõ khu vực Bắc Bộ, phải có các giải pháp đẩy mạnh việc thu gom khí từ các mỏ nhỏ, nằm phân tán trong khu vực để tăng cường khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khu vực Bắc Bộ. Khu vực Trung Bộ, đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh để cung cấp cho các nhà máy điện sử dụng khí trong khu vực. Phát triển công nghiệp hóa dầu sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu khí cho các nhà máy điện.
Trọng tâm của khu vực Đông Nam Bộ là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển các mỏ khí tiềm năng nhằm duy trì nguồn khí cung cấp cho các hộ tiêu thụ hiện hữu, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ để bảo đảm duy trì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong khu vực.
Khu vực Tây Nam Bộ, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển khí từ Lô B & 48/95, 52/97 và các mỏ nhỏ khu vực Tây Nam (Khánh Mỹ, Đầm Dơi, Nam Du, U Minh...) để cung cấp cho các Trung tâm điện lực mới.
Đầu tư trọng điểm
Ông Lê Như Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PV GAS, cho biết: Hiện tại, mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 1) đang được khai thác với một giàn khai thác kết nối về giàn xử lý trung tâm Sư Tử Vàng, có sản lượng khí bình quân tương đương 1,7 triệu m3/ngày (600 triệu m3 khí/năm). PV GAS phụ trách khâu vận chuyển khí từ mỏ Sư Tử Trắng đưa về khu vực mỏ Bạch Hổ rồi về bờ theo đường ống Bạch Hổ dài 117km. Khí từ mỏ Sư tử Trắng được xử lý tại Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố thành LPG và condensate, chuyển đi cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Song sản lượng khí tưởng như rất lớn nêu trên đã trở nên quá nhỏ với sự phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu tiêu thụ khí hiện nay ở nước ta. Vì vậy, phát triển mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2) được xem là cấp bách và xác định là một công trình quốc gia trọng điểm, có ảnh hưởng đến toàn bộ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam. Để tập trung thêm lực lượng và nguồn đầu tư, Chính phủ và PVN đã đồng ý việc PV GAS sẽ liên kết với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí(PVEP) nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa khí về bờ.
Dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2 sẽ xây dựng bổ sung thêm các giàn khai thác, giàn xử lý trung tâm và bơm ép để sản lượng khí khai thác đạt mức 1,5 tỷ m3/năm (gấp 2,5 lần giai đoạn 1), dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2020 kéo dài đến sau 2035. Khí mỏ Sư Tử Trắng sẽ không dẫn qua Bạch Hổ mà được đưa thẳng về bờ qua Dự án đường ống Nam Côn Sơn 2-Giai đoạn 2 với 117km đường ống ngoài biển, 39km đường ống trên bờ. Đây sẽ là nguồn khí chính cung cấp cho Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố 2 sẽ được xây mới (dự kiến khánh thành quý IV năm 2020) có công suất hàng năm là 300.000 tấn LPG, 170.000 tấn condensate và thêm 200.000 tấn ethane, dự kiến sẽ cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn.
Thông qua PVEP (hiện là nhà thầu lớn của dự án đang nắm giữ đến 50% tổng số quyền lợi tham gia theo Hợp đồng Dầu khí PSC lô 15-1), PV GAS sẽ góp 25% tổng mức đầu tư dự án hiện có (khoảng 500 triệu USD); từ đó thúc đẩy quá trình hoàn thiện dự án, cùng các đối tác, nhà đầu tư nhanh chóng phát triển, sớm đưa mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2) vào vận hành.
Mở ra những triển vọng mới
Về nhập khẩu, phân phối khí thiên nhiên được hóa lỏng (LNG), Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng tiếp nhận, nhập khẩu LNG với mục tiêu cho từng giai đoạn như giai đoạn 2021-2025 đạt 1-4 tỷ m3/năm, giai đoạn 2026-2035 đạt 6-10 tỷ m3/năm. Thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) là điện (tỷ trọng khoảng 70-80% tổng sản lượng khí), đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện là ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp khí.
Tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống phân phối khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải. Phấn đấu phát triển thị trường khí với quy mô: Giai đoạn 2016-2020 đạt 11-15 tỷ m3/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 13-27 tỷ m3/năm; giai đoạn 2026-2035 đạt 23-31 tỷ m3/năm.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Trong chiến lược, ngành công nghiệp khí sẽ mở rộng công suất các kho LPG hiện hữu kết hợp với xây dựng các kho LPG mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước với quy mô khoảng 3,5-4,0 triệu tấn/năm vào năm 2025, đạt quy mô khoảng 4,5-5,0 triệu tấn/năm vào năm 2035, bảo đảm đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp.
Quyết định số 60/QĐ-TTg cũng đã chỉ rõ khu vực Bắc Bộ, phải có các giải pháp đẩy mạnh việc thu gom khí từ các mỏ nhỏ, nằm phân tán trong khu vực để tăng cường khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khu vực Bắc Bộ. Khu vực Trung Bộ, đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh để cung cấp cho các nhà máy điện sử dụng khí trong khu vực. Phát triển công nghiệp hóa dầu sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu khí cho các nhà máy điện.
Trọng tâm của khu vực Đông Nam Bộ là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển các mỏ khí tiềm năng nhằm duy trì nguồn khí cung cấp cho các hộ tiêu thụ hiện hữu, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ để bảo đảm duy trì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong khu vực.
Khu vực Tây Nam Bộ, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển khí từ Lô B & 48/95, 52/97 và các mỏ nhỏ khu vực Tây Nam (Khánh Mỹ, Đầm Dơi, Nam Du, U Minh...) để cung cấp cho các Trung tâm điện lực mới.
Đầu tư trọng điểm
Ông Lê Như Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PV GAS, cho biết: Hiện tại, mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 1) đang được khai thác với một giàn khai thác kết nối về giàn xử lý trung tâm Sư Tử Vàng, có sản lượng khí bình quân tương đương 1,7 triệu m3/ngày (600 triệu m3 khí/năm). PV GAS phụ trách khâu vận chuyển khí từ mỏ Sư Tử Trắng đưa về khu vực mỏ Bạch Hổ rồi về bờ theo đường ống Bạch Hổ dài 117km. Khí từ mỏ Sư tử Trắng được xử lý tại Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố thành LPG và condensate, chuyển đi cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Song sản lượng khí tưởng như rất lớn nêu trên đã trở nên quá nhỏ với sự phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu tiêu thụ khí hiện nay ở nước ta. Vì vậy, phát triển mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2) được xem là cấp bách và xác định là một công trình quốc gia trọng điểm, có ảnh hưởng đến toàn bộ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam. Để tập trung thêm lực lượng và nguồn đầu tư, Chính phủ và PVN đã đồng ý việc PV GAS sẽ liên kết với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí(PVEP) nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa khí về bờ.
Dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2 sẽ xây dựng bổ sung thêm các giàn khai thác, giàn xử lý trung tâm và bơm ép để sản lượng khí khai thác đạt mức 1,5 tỷ m3/năm (gấp 2,5 lần giai đoạn 1), dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2020 kéo dài đến sau 2035. Khí mỏ Sư Tử Trắng sẽ không dẫn qua Bạch Hổ mà được đưa thẳng về bờ qua Dự án đường ống Nam Côn Sơn 2-Giai đoạn 2 với 117km đường ống ngoài biển, 39km đường ống trên bờ. Đây sẽ là nguồn khí chính cung cấp cho Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố 2 sẽ được xây mới (dự kiến khánh thành quý IV năm 2020) có công suất hàng năm là 300.000 tấn LPG, 170.000 tấn condensate và thêm 200.000 tấn ethane, dự kiến sẽ cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn.
Thông qua PVEP (hiện là nhà thầu lớn của dự án đang nắm giữ đến 50% tổng số quyền lợi tham gia theo Hợp đồng Dầu khí PSC lô 15-1), PV GAS sẽ góp 25% tổng mức đầu tư dự án hiện có (khoảng 500 triệu USD); từ đó thúc đẩy quá trình hoàn thiện dự án, cùng các đối tác, nhà đầu tư nhanh chóng phát triển, sớm đưa mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 2) vào vận hành.
Bài và ảnh: HỒ NAM
Quân Đội Nhân Dân
Quân Đội Nhân Dân
Relate Threads