Tờ Hufvudstadsbladet của Thụy Điển nhận định rằng dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu - Dòng chảy phương Bắc 2 là “vũ khí chiến lược” của Nga. Nhờ loại “vũ khí” này, Nga có thể kiểm soát được Ukraine mà hoàn toàn không cần động binh...
Theo Hufvudstadsbladet, khi dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” bắt đầu vận hành thì Ukraine sẽ mất đi khoản thu nhập lớn từ việc trung chuyển khí đốt cho Nga. Điều này đặt một quốc gia vốn đang kiệt quệ về kinh tế như Ukraine vào tình thế cực kỳ khó khăn. Đây chính là điều Moscow và “lực lượng ly khai” mong muốn để thiết lập được kiểm soát đối với Ukraine mà chỉ cần đến “củ cà rốt kinh tế” này chứ không cần “động binh”.
Theo Hufvudstadsbladet, hiện Phần Lan và Thụy Điển đang có những bất đồng sâu sắc liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” của Nga và điều này đã được chính Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hulttqvist thừa nhận. Ngoài ra, hai bên còn bất đồng liên quan đến chính sách phòng thủ chung của Liên minh châu Âu (EU).
Theo chuyên gia phân tích Björn Feegsten thuộc Viện Chính sách Đối ngoại Thụy Điển, xét từ quan điểm của Phần Lan và Thụy Điển, vấn đề chính hiện nay là NATO và EU đã rơi vào “vùng hỗn loạn”. Nguyên nhân là do sau khi Anh quyết định kích hoạt Brexit, EU đã trở nên dễ tổn thương hơn về an ninh chính trị.
Trong khi đó, giữa Phần Lan và Thụy Điển đang có những bất đồng sâu sắc trong lĩnh vực an ninh chính trị. Bất đồng này liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” của Nga, dự án mà Helsiki và Stockholm đang có những quan điểm trái ngược với nhau.
Phần Lan kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình cho rằng việc triển khai dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” chỉ gây ra quan ngại xét về mặt môi trường. Trong khi đó, Thụy Điển khẳng định rằng dự án này của Nga mang ý nghĩa chính trị rõ ràng và có thể đe dọa an ninh châu Âu.
Ngoài Thụy Điển, Đan Mạch cũng đang cố gắng tạo ra các cản trở cho “Dòng chảy phương Bắc-2”. Nước này cũng đang chuẩn bị một dự thảo luật mà theo đó, các dự án tương tự như dự án khí đốt của Nga sẽ không thể thực hiện được trong tương lai.
Hufvudstadsbladet cũng cho rằng EU không muốn gia tăng sự phụ thuộc của mình vào nguồn khí đốt của Nga nhưng mong muốn này không thể cản trở Đức trở thành đối tác chính thúc đẩy dự án này. Đây cũng chính là lý do khiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thực hiện chuyến công du đến Nga ngày 25/10 vừa qua.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier là một trong số ít chính trị gia châu Âu, cùng với Tổng thống Phần Lan Sauli Niiniste, coi trọng các mối quan hệ với Nga. Hai chính trị gia theo đuổi trường phái này là do phần lớn khí đốt nhập khẩu của Đức được nhập từ Nga và nền kinh tế Phần Lan rất cần đến người hàng xóm phương Đông.
Theo Hufvudstadsbladet, với sự ủng hộ của Đức và Phần Lan, Nga sẽ gặp nhiều thuận lợi trong triển khai xây dựng tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc-2”. Trong khi đó, Thỏa thuận Minsk gần như chỉ tồn tại trên giấy nên không có tác dụng gì trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Chính vì vậy, Hufvudstadsbladet cho rằng “khi dự án này của Nga bắt đầu vận hành thì Nga sẽ không cần phải đưa khí đốt qua Ukraine để xuất sang châu Âu, và chế độ thân EU ở Ukraine sẽ mất đi phần lớn thu nhập cho ngân sách”.
Ngoài ra, tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, qua đó tạo ra tâm lý bất bình của người dân đến giới cầm quyền Ukraine. “Điều này sẽ tạo cho Moscow và các lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine cơ hội giành quyền kiểm soát với toàn bộ Ukraine mà chỉ cần “củ cà rốt kinh tế” này chứ không cần động binh”- Hufvudstadsbladet kết luận.
Theo Hufvudstadsbladet, khi dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” bắt đầu vận hành thì Ukraine sẽ mất đi khoản thu nhập lớn từ việc trung chuyển khí đốt cho Nga. Điều này đặt một quốc gia vốn đang kiệt quệ về kinh tế như Ukraine vào tình thế cực kỳ khó khăn. Đây chính là điều Moscow và “lực lượng ly khai” mong muốn để thiết lập được kiểm soát đối với Ukraine mà chỉ cần đến “củ cà rốt kinh tế” này chứ không cần “động binh”.
Theo chuyên gia phân tích Björn Feegsten thuộc Viện Chính sách Đối ngoại Thụy Điển, xét từ quan điểm của Phần Lan và Thụy Điển, vấn đề chính hiện nay là NATO và EU đã rơi vào “vùng hỗn loạn”. Nguyên nhân là do sau khi Anh quyết định kích hoạt Brexit, EU đã trở nên dễ tổn thương hơn về an ninh chính trị.
Trong khi đó, giữa Phần Lan và Thụy Điển đang có những bất đồng sâu sắc trong lĩnh vực an ninh chính trị. Bất đồng này liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” của Nga, dự án mà Helsiki và Stockholm đang có những quan điểm trái ngược với nhau.
Phần Lan kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình cho rằng việc triển khai dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” chỉ gây ra quan ngại xét về mặt môi trường. Trong khi đó, Thụy Điển khẳng định rằng dự án này của Nga mang ý nghĩa chính trị rõ ràng và có thể đe dọa an ninh châu Âu.
Ngoài Thụy Điển, Đan Mạch cũng đang cố gắng tạo ra các cản trở cho “Dòng chảy phương Bắc-2”. Nước này cũng đang chuẩn bị một dự thảo luật mà theo đó, các dự án tương tự như dự án khí đốt của Nga sẽ không thể thực hiện được trong tương lai.
Hufvudstadsbladet cũng cho rằng EU không muốn gia tăng sự phụ thuộc của mình vào nguồn khí đốt của Nga nhưng mong muốn này không thể cản trở Đức trở thành đối tác chính thúc đẩy dự án này. Đây cũng chính là lý do khiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thực hiện chuyến công du đến Nga ngày 25/10 vừa qua.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier là một trong số ít chính trị gia châu Âu, cùng với Tổng thống Phần Lan Sauli Niiniste, coi trọng các mối quan hệ với Nga. Hai chính trị gia theo đuổi trường phái này là do phần lớn khí đốt nhập khẩu của Đức được nhập từ Nga và nền kinh tế Phần Lan rất cần đến người hàng xóm phương Đông.
Theo Hufvudstadsbladet, với sự ủng hộ của Đức và Phần Lan, Nga sẽ gặp nhiều thuận lợi trong triển khai xây dựng tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc-2”. Trong khi đó, Thỏa thuận Minsk gần như chỉ tồn tại trên giấy nên không có tác dụng gì trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Chính vì vậy, Hufvudstadsbladet cho rằng “khi dự án này của Nga bắt đầu vận hành thì Nga sẽ không cần phải đưa khí đốt qua Ukraine để xuất sang châu Âu, và chế độ thân EU ở Ukraine sẽ mất đi phần lớn thu nhập cho ngân sách”.
Ngoài ra, tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, qua đó tạo ra tâm lý bất bình của người dân đến giới cầm quyền Ukraine. “Điều này sẽ tạo cho Moscow và các lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine cơ hội giành quyền kiểm soát với toàn bộ Ukraine mà chỉ cần “củ cà rốt kinh tế” này chứ không cần động binh”- Hufvudstadsbladet kết luận.
Infonet.vn
Relate Threads