Theo văn bản chấp thuận quy hoạch địa điểm trung tâm khí điện miền Trung do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành, vị trí tiếp bờ của dòng khí khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh và nhà máy xử lý khí đặt tại Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Với Quảng Ngãi, sẽ có 2 nhà máy nhiệt điện khí (công suất mỗi nhà máy 750MW, sử dụng khí mỏ Cá Voi Xanh) xây dựng tại KKT Dung Quất. Đây sẽ là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương phát triển...
“Siêu dự án” năng lượng
Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100km về phía đông, do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Mỏ khí này có trữ lượng thu hồi tại chỗ ước tính khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn (lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại). Hiện các bên đang xây dựng và chuẩn bị các phương án khai thác và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.
Khi đưa vào khai thác, “siêu dự án” này sẽ cung cấp nguồn khí thiên nhiên đặc biệt quan trọng, sử dụng cho các nhu cầu phát điện, hóa dầu, cũng như là động lực phát triển các ngành công nghiệp địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và tạo việc làm cho lao động trong khu vực.
Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Tổng sản lượng khí hằng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư toàn dự án này khoảng 4,6 tỷ USD; doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD, từ điện khoảng 30 tỷ USD. Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành, dự án dự kiến sẽ nộp ngân sách nhà nước 3.900 tỷ đồng mỗi năm.
Chủ động đón bắt thời cơ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý quy hoạch xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện khí, với tổng công suất 3.000 MW (công suất mỗi nhà máy 750 MW) sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Trong đó, hai nhà máy được xây tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và hai nhà máy sẽ xây ở KKT Dung Quất, thuộc địa phận xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đồng thời, trước đó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương dành tối thiểu 10% sản lượng khí thiên nhiên của mỏ khí Cá Voi Xanh cho phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và đề nghị kêu gọi các nguồn lực đầu tư, nhằm phát triển ngành hóa dầu từ khí thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.
Dựa trên quy hoạch về việc đầu tư các nhà máy điện khí từ mỏ Cá Voi Xanh và hình thành Trung tâm điện khí miền Trung mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tỉnh Quảng Nam đã chuẩn bị sẵn sàng 3.400ha mặt bằng để nhà đầu tư triển khai ngay khi dự án được cấp phép.
Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, trong thời gian đến, tại KKT Dung Quất, cũng như KKT mở Chu Lai sẽ có làn sóng các nhà đầu tư mới, sau khi sản phẩm khí Cá Voi Xanh được đưa vào bờ. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay với Quảng Ngãi là cần chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trong KKT Dung Quất và đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư sau khí. Đồng thời, tính toán đầu tư hạ tầng kết nối giữa các khu công nghiệp, giữa nhà máy điện khí với các doanh nghiệp đầu tư sử dụng nguồn nhiên liệu khí để sản xuất.
Ngoài ra, tranh thủ xúc tiến các dự án sử dụng sản phẩm khí sau khi đã được đưa vào bờ, để sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm sử dụng nhiên liệu từ nguồn nhiên liệu khí... nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh.
“Siêu dự án” năng lượng
Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100km về phía đông, do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Mỏ khí này có trữ lượng thu hồi tại chỗ ước tính khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn (lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại). Hiện các bên đang xây dựng và chuẩn bị các phương án khai thác và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.
Khi đưa vào khai thác, “siêu dự án” này sẽ cung cấp nguồn khí thiên nhiên đặc biệt quan trọng, sử dụng cho các nhu cầu phát điện, hóa dầu, cũng như là động lực phát triển các ngành công nghiệp địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và tạo việc làm cho lao động trong khu vực.
Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Tổng sản lượng khí hằng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư toàn dự án này khoảng 4,6 tỷ USD; doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD, từ điện khoảng 30 tỷ USD. Sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành, dự án dự kiến sẽ nộp ngân sách nhà nước 3.900 tỷ đồng mỗi năm.
Chủ động đón bắt thời cơ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý quy hoạch xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện khí, với tổng công suất 3.000 MW (công suất mỗi nhà máy 750 MW) sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Trong đó, hai nhà máy được xây tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và hai nhà máy sẽ xây ở KKT Dung Quất, thuộc địa phận xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đồng thời, trước đó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương dành tối thiểu 10% sản lượng khí thiên nhiên của mỏ khí Cá Voi Xanh cho phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và đề nghị kêu gọi các nguồn lực đầu tư, nhằm phát triển ngành hóa dầu từ khí thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, trong thời gian đến, tại KKT Dung Quất, cũng như KKT mở Chu Lai sẽ có làn sóng các nhà đầu tư mới, sau khi sản phẩm khí Cá Voi Xanh được đưa vào bờ. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay với Quảng Ngãi là cần chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trong KKT Dung Quất và đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư sau khí. Đồng thời, tính toán đầu tư hạ tầng kết nối giữa các khu công nghiệp, giữa nhà máy điện khí với các doanh nghiệp đầu tư sử dụng nguồn nhiên liệu khí để sản xuất.
Ngoài ra, tranh thủ xúc tiến các dự án sử dụng sản phẩm khí sau khi đã được đưa vào bờ, để sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm sử dụng nhiên liệu từ nguồn nhiên liệu khí... nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh.
Bài, ảnh: PHẠM DANH - Báo Quảng Ngãi
Relate Threads