Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn chậm tiến độ vì chưa đủ điều kiện chạy thử

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) được đầu tư hơn 9 tỷ USD tiếp tục chậm tiến độ vì chưa chuẩn bị xong các điều kiện để được cơ quan chức năng cấp phép chạy thử.

Tiếp tục rời mốc thời gian hoạt động chính thức

Mới đây, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, phía Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết dự án đã giải ngân được 7,2 tỷ USD, tương đương tiến độ giải ngân là 96,5%. Tuy nhiên, đến nay mốc thời gian chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy này được di dời vào nhiều thời điểm khác nhau so với dự kiến.

loc-hoa-dau-nghi-son-1257.jpg

Theo kế hoạch, tới quý I-2018, Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới chính thức chạy thương mại. Tuy nhiên, đến nay nhà máy vẫn chưa nghiệm thu được phần cơ khí (chậm nghiệm thu 5 tháng) vì những phức tạp của hợp phần này; dự án cũng chưa chuẩn bị xong các điều kiện để được cơ quan chức năng cấp phép chạy thử.

Thông thường, với các dự án có quy mô lớn như Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổng thầu EPC sau khi toàn tất công tác lắp đặt cơ khí sẽ tiếp tục thực hiện công tác khởi động và chạy thử.

Việc bàn giao dự án được thực hiện vào thời điểm mọi công tác nghiệm thu chạy thử được hoàn tất và chủ đầu tư nhận bàn giao để vận hành thương mại.

Tuy nhiên, riêng Dự án Lọc hóa dầu Nghi sơn thì việc bàn giao cho chủ đầu tư được thực hiện ngay sau giai đoạn hoàn thành lắp đặt cơ khí, mọi công tác khởi động, chạy thử thuộc về trách nhiệm của chính chủ đầu tư là công ty liên doanh.

Tất cả những phê duyệt cần thiết theo quy định pháp luật, các tồn động vướng mắc về cơ khí, sự sẵn sàng về vật tư chạy thử của tổng thầu, kinh nghiệm khởi động chạy thử của Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã và đang là thách thức lớn cho dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm đưa nhà máy vào vận hành thương mại

Trong thời điểm cực kỳ quan trọng và có tính quyết định đến thành công của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, phía đối tác Nhật bản là Idemisu đã đề nghị thay chức danh Tổng Giám đốc công ty liên doanh, người đại diện pháp luật của Công ty liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Phía đối tác Việt Nam của Công ty liên doanh là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có văn bản phản đối đề nghị của Idemisu.

Nội dung nêu rõ, thứ nhất, đây là giai đoạn nhạy cảm cần người hiểu và nắm vững xuyên suốt cả quá trình và chịu trách nhiệm với công việc của mình trong việc ký duyệt nghiệm thu tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam và giúp xử lý tốt các công việc với địa phương cũng như nước chủ nhà.

Thứ hai, giai đoạn này cần Tổng Giám đốc là người nắm chắc kỹ thuật để hiểu biết và xử lý các vấn đề kỹ thuật trong công tác khởi động và chạy thử tổ hợp lọc dầu. Thứ ba, chỉ nên xem xét việc thay chức danh Tổng giám đốc khi hoàn thành công tác chạy thử

loc-hoa-dau-2-1300.jpg

Tuy nhiên, do Tập đoàn Dầu khí Vietnam chỉ có 25.1 % vốn góp trong liên doanh, nên các đối tác còn lại đã sử dụng việc biểu quyết để thông qua Nghị quyết thay Tổng Giám đốc mà không quan tâm tới ý kiến phản đối của Petrovietnam, đối tác chủ nhà và là đại điện cho Chính phủ Việt Nam thực hiện trách nhiệm tài chính trong cam kết bảo lãnh của Chính phủ cho dự án, hạ tầng cơ sở cũng như các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đại diện cho quyền lợi của nước chủ nhà.

Cũng cần phải nói thêm rằng, ngoài việc góp 25,1% vốn trong tổng số 9 tỷ USD vốn đầu tư, Petrovietnam còn phải thực hiện trách nhiệm cấp bù cho dự án phần chênh lệch giữa thuế nhập khẩu sản phẩm do Nhà nước quy định và thuế suất ưu đãi cho Dự án trong vòng 10 năm kể từ ngày bắt đầu vận hành với số tiền ước khoảng trên 3 tỷ USD.

Cũng tại buổi làm việc mới đây với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị các chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu sớm nghiệm thu phần cơ khí để đưa vào chạy thử và chính thức vận hành thương mại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian sớm nhất có thể.

phapluatplus.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top