Theo Reuters, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ hoãn việc sản xuất thương mại sang năm 2018, chậm hơn so với dự kiến bắt đầu vào quý III/2017.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ website cho biết, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có công suất 200.000 thùng/ngày sẽ bắt đầu hoạt động sản xuất thương mại vào quý I/2018. Theo nguồn tin của Reuters, những vấn đề liên quan tới việc chạy thử máy là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ này.
Đại diện phát ngôn của nhà máy Nghi Sơn hiện chưa đưa ra bình luận khi được Reuters liên lạc.
Tháng 2 vừa qua, nhà máy Nghi Sơn cho biết dự kiến sẽ xuất xưởng những sản phẩm dầu thô đầu tiên vào tháng 5/2017. Các sản phẩm làm từ dầu đầu tiên dự kiến ra mắt vào tháng 3 năm sau.
Đầu tháng 5, nhà máy Nghi Sơn gửi yêu cầu tới các hãng môi giới rằng cần thuê 27 tàu chở dầu thô cỡ lớn. Các tàu này có khả năng vận chuyển 2 triệu thùng dầu mỗi tháng và sẽ được sử dụng để chuyển dầu thô từ Kuwait đến nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong giai đoạn từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018.
Nghi Sơn là nhà máy lọc hóa dầu thứ hai tại Việt Nam. Các cổ đông lớn của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là Tập đoàn Idemitsu Kosan của Nhật Bản và Kuwait Petroleum International, với 35,1% cổ phần. Trong khi đó, cổ phần của PetroVietnam là 25,1% còn Mitsui Chemicals là 4,7%.
Nhà máy sẽ xử lý dầu thô Kuwait để sản xuất khí hoá lỏng, xăng, dầu diesel, dầu hỏa và nhiên liệu máy bay, chủ yếu cho thị trường nội địa.
Nhu cầu với dầu thô Kuwait hiện giảm sau khi nước này đóng cửa nhà máy lọc dầu Shuaiba, vốn có sản lượng 200.000 thùng/ngày vào tháng 4 vừa qua. Dự kiến, nhu cầu với dầu thô Kuwait vẫn sẽ thấp cho đến khi nhà máy Nghi Sơn đi vào sản xuất.
Theo Reuters, nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Việt Nam dự kiến sẽ giảm khi nhà máy Nghi Sơn đi vào hoạt động.
Được biết, Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động của Việt Nam, hiện đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước.
Nevyn Nah, chuyên viên phân tích đến từ công ty năng lượng Energy Aspects, cho rằng việc đi vào sản xuất thương mại chậm hơn dự kiến sẽ giúp nhà máy hạn chế thiệt hại do giá các sản phẩm từ dầu giảm, điều vốn được dự báo từ trước. "Những ảnh hưởng tới lợi nhuận sẽ được chuyển sang giữa năm 2018 nếu nhà máy bắt đầu sản xuất từ quý I năm sau", chuyên viên này cho biết.
Việc nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa góp phần tăng cung xăng dầu ở châu Á có thể là tin tốt cho các nhà máy lọc dầu, một thương gia chuyên hợp tác với các nhà máy lọc dầu ở Bắc Á cho biết. Mặc dù vậy, theo một nhà kinh doanh đến từ Singapore, sự chậm trễ này có thể ảnh hưởng tới thị trường dầu thô.
Đại diện phát ngôn của nhà máy Nghi Sơn hiện chưa đưa ra bình luận khi được Reuters liên lạc.
Tháng 2 vừa qua, nhà máy Nghi Sơn cho biết dự kiến sẽ xuất xưởng những sản phẩm dầu thô đầu tiên vào tháng 5/2017. Các sản phẩm làm từ dầu đầu tiên dự kiến ra mắt vào tháng 3 năm sau.
Đầu tháng 5, nhà máy Nghi Sơn gửi yêu cầu tới các hãng môi giới rằng cần thuê 27 tàu chở dầu thô cỡ lớn. Các tàu này có khả năng vận chuyển 2 triệu thùng dầu mỗi tháng và sẽ được sử dụng để chuyển dầu thô từ Kuwait đến nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong giai đoạn từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018.
Nghi Sơn là nhà máy lọc hóa dầu thứ hai tại Việt Nam. Các cổ đông lớn của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là Tập đoàn Idemitsu Kosan của Nhật Bản và Kuwait Petroleum International, với 35,1% cổ phần. Trong khi đó, cổ phần của PetroVietnam là 25,1% còn Mitsui Chemicals là 4,7%.
Nhà máy sẽ xử lý dầu thô Kuwait để sản xuất khí hoá lỏng, xăng, dầu diesel, dầu hỏa và nhiên liệu máy bay, chủ yếu cho thị trường nội địa.
Nhu cầu với dầu thô Kuwait hiện giảm sau khi nước này đóng cửa nhà máy lọc dầu Shuaiba, vốn có sản lượng 200.000 thùng/ngày vào tháng 4 vừa qua. Dự kiến, nhu cầu với dầu thô Kuwait vẫn sẽ thấp cho đến khi nhà máy Nghi Sơn đi vào sản xuất.
Theo Reuters, nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Việt Nam dự kiến sẽ giảm khi nhà máy Nghi Sơn đi vào hoạt động.
Được biết, Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động của Việt Nam, hiện đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước.
Nevyn Nah, chuyên viên phân tích đến từ công ty năng lượng Energy Aspects, cho rằng việc đi vào sản xuất thương mại chậm hơn dự kiến sẽ giúp nhà máy hạn chế thiệt hại do giá các sản phẩm từ dầu giảm, điều vốn được dự báo từ trước. "Những ảnh hưởng tới lợi nhuận sẽ được chuyển sang giữa năm 2018 nếu nhà máy bắt đầu sản xuất từ quý I năm sau", chuyên viên này cho biết.
Việc nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa góp phần tăng cung xăng dầu ở châu Á có thể là tin tốt cho các nhà máy lọc dầu, một thương gia chuyên hợp tác với các nhà máy lọc dầu ở Bắc Á cho biết. Mặc dù vậy, theo một nhà kinh doanh đến từ Singapore, sự chậm trễ này có thể ảnh hưởng tới thị trường dầu thô.
Tô Đức
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads