Sau nhiều lần thay đổi kế hoạch, tới nay Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa thể đưa vào vận hành thương mại. Việc chậm tiến độ đã bước sang năm thứ hai và thực tế chưa có dấu hiệu nào khẳng định có thể triển khai đúng tiến độ theo thời gian dự tính mới là vào quý I/2018. Việc chậm trễ này có nguy cơ đẩy dự án hàng chục nghìn tỉ với quá nhiều ưu đãi ở mức độ tối đa có thể đi vào bế tắc.
Chậm tiến độ, sửa đi sửa lại
Theo tiến độ ban đầu, Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành việc lắp đặt cơ khí vào cuối năm 2016. Thế nhưng, sau nhiều lần nâng lên hạ xuống, tổng thầu chịu phạt vì chậm tiến độ và chốt thời gian vận hành thương mại vào cuối quý IV/2017, tới nay, dự án này vẫn tiếp tục “im hơi lặng tiếng” một cách khó hiểu, trong khi thời gian để thực hiện như kế hoạch chỉ còn lại vài ngày.
Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi đang thi công. Ảnh: PV
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, khi chủ đầu tư ký hợp đồng EPC cùng tổng thầu để tiến hành xây dựng nhà máy đã không có điều khoản vận hành thử trước khi bàn giao. Bởi thế, nhà thầu sau khi thi công lắp đặt xong là hết nhiệm vụ, về nguyên tắc thì khối lắp đặt đó có phải là một bộ máy hoàn chỉnh hay là đống sắt vụn được lắp ghép gọn gàng cũng không phải chịu trách nhiệm. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính dẫn tới việc hàng loạt sai sót kỹ thuật cần phải chỉnh sửa nhiều lần vẫn chưa xong hay không?
Một nguồn tin cho biết, nguyên nhân của sự chậm trễ có thể là do việc phần vận hành, chay thử (Commisioning) không thể vận hành để chạy thử được. Trách nhiệm thuộc tổ hợp tổng thầu JGCS nhưng để giải quyết bài toán này, giờ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang phải đưa một số nhà thầu khác thực hiện bảo trì.
Với một dự án được đánh giá tầm quan trọng khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế không chỉ cho riêng tỉnh Thanh Hóa mà còn đóng góp chung cho cả đất nước, giải quyết bài toán lao động việc làm và quan trọng nhất làm chủ được công nghệ lọc hóa dầu trong nước. Sự chậm trễ này sẽ kéo theo hàng loạt các công việc khác bị đình trệ theo như cơ cấu sản phẩm, giá cả, phương thức lưu thông hàng hóa, công tác bao tiêu sản phẩm…
Lùi thời hạn, liên tục vỡ kế hoạch
Một trong những khó khăn dẫn tới việc không thể chạy vận hành thương mại là do trong hợp đồng EPC, công tác chạy thử không thuộc trách nhiệm của nhà thầu mà là trách nhiệm của chủ đầu tư, thế nhưng những khó khăn trong việc thu mua sản phẩm trung gian thực hiện chạy thử để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bản quyền đã khiến công tác chạy thử khó triển khai.
Chiều 25.12, trao đổi với Lao Động về nguyên nhân tiếp tục chậm tiến độ của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Lê Thanh Hà - Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Nhà máy chưa đi vào vận hành vì vẫn có trục trặc nên kế hoạch vận hành sẽ chuyển sang quý I/2018. Cụ thể nhà máy đang phải kiểm tra kỹ thuật, chỉnh lại một số công đoạn chưa đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, từ kỹ thuật gọi là vận hành cơ khí. Vì chưa đạt yêu cầu như vậy nên Nhà nước chưa nghiệm thu. Đó là theo phía nhà máy báo cáo là như vậy, nhưng khi chạy có trục trặc gì không thì chưa thể biết. Chúng tôi cũng đang rất sốt ruột và hy vọng đầu quý I năm 2018 có thể vận hành, nếu không tiếp tục vỡ kế hoạch”.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: A.C
Trước đó, hồi quý I/2017, trao đổi với báo chí, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi xác nhận nguyên nhân: “Chậm là do họ thực hiện các việc thi công thôi chứ không ảnh hưởng gì. Họ thiết kế một số hạng mục nó chưa đủ so với thiết kế, thì họ đầu tư thêm, lắp đặt thêm nên nó chậm”. Khi đó, ông Thi cũng cho biết thêm “Chúng ta đã cung cấp đầy đủ các điều kiện theo cam kết của Chính phủ Việt Nam: Thứ nhất là trạm biến áp và điện, thứ hai là giao thông, thứ ba là nước thì đầy đủ”.
Được biết, hồi tháng 8.2017, tàu chở dầu thô từ Kuwait lần đầu tiên tới Việt Nam và tới cuối tháng 10.2017, nhà máy đã nhập khẩu 540.000 tấn dầu thô. Những tưởng sự kiện tiếp nhận dầu thô này là bước tiến quan trọng, giúp cho quá trình chạy thử nhà máy được thực hiện đúng tiến độ, đáp ứng thời gian cho ra sản phẩm thương mại vào quý IV năm nay. Theo báo cáo nhà máy đã vận hành chạy thử nghiệm đạt 37%, song các sự cố kỹ thuật vẫn xảy ra và hướng khắc phục có thể còn tiếp tục lâu dài.
Rõ ràng, việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục ỳ ạch, thoi thóp sửa chữa đang khiến nhiều người lo lắng, nhất là trong bối cảnh hàng loạt dự án nghìn tỉ của PVN vẫn đang “đắp chiếu”.
Chậm tiến độ, sửa đi sửa lại
Theo tiến độ ban đầu, Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành việc lắp đặt cơ khí vào cuối năm 2016. Thế nhưng, sau nhiều lần nâng lên hạ xuống, tổng thầu chịu phạt vì chậm tiến độ và chốt thời gian vận hành thương mại vào cuối quý IV/2017, tới nay, dự án này vẫn tiếp tục “im hơi lặng tiếng” một cách khó hiểu, trong khi thời gian để thực hiện như kế hoạch chỉ còn lại vài ngày.
Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi đang thi công. Ảnh: PV
Một nguồn tin cho biết, nguyên nhân của sự chậm trễ có thể là do việc phần vận hành, chay thử (Commisioning) không thể vận hành để chạy thử được. Trách nhiệm thuộc tổ hợp tổng thầu JGCS nhưng để giải quyết bài toán này, giờ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang phải đưa một số nhà thầu khác thực hiện bảo trì.
Với một dự án được đánh giá tầm quan trọng khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế không chỉ cho riêng tỉnh Thanh Hóa mà còn đóng góp chung cho cả đất nước, giải quyết bài toán lao động việc làm và quan trọng nhất làm chủ được công nghệ lọc hóa dầu trong nước. Sự chậm trễ này sẽ kéo theo hàng loạt các công việc khác bị đình trệ theo như cơ cấu sản phẩm, giá cả, phương thức lưu thông hàng hóa, công tác bao tiêu sản phẩm…
Lùi thời hạn, liên tục vỡ kế hoạch
Một trong những khó khăn dẫn tới việc không thể chạy vận hành thương mại là do trong hợp đồng EPC, công tác chạy thử không thuộc trách nhiệm của nhà thầu mà là trách nhiệm của chủ đầu tư, thế nhưng những khó khăn trong việc thu mua sản phẩm trung gian thực hiện chạy thử để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bản quyền đã khiến công tác chạy thử khó triển khai.
Chiều 25.12, trao đổi với Lao Động về nguyên nhân tiếp tục chậm tiến độ của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Lê Thanh Hà - Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Nhà máy chưa đi vào vận hành vì vẫn có trục trặc nên kế hoạch vận hành sẽ chuyển sang quý I/2018. Cụ thể nhà máy đang phải kiểm tra kỹ thuật, chỉnh lại một số công đoạn chưa đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, từ kỹ thuật gọi là vận hành cơ khí. Vì chưa đạt yêu cầu như vậy nên Nhà nước chưa nghiệm thu. Đó là theo phía nhà máy báo cáo là như vậy, nhưng khi chạy có trục trặc gì không thì chưa thể biết. Chúng tôi cũng đang rất sốt ruột và hy vọng đầu quý I năm 2018 có thể vận hành, nếu không tiếp tục vỡ kế hoạch”.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: A.C
Được biết, hồi tháng 8.2017, tàu chở dầu thô từ Kuwait lần đầu tiên tới Việt Nam và tới cuối tháng 10.2017, nhà máy đã nhập khẩu 540.000 tấn dầu thô. Những tưởng sự kiện tiếp nhận dầu thô này là bước tiến quan trọng, giúp cho quá trình chạy thử nhà máy được thực hiện đúng tiến độ, đáp ứng thời gian cho ra sản phẩm thương mại vào quý IV năm nay. Theo báo cáo nhà máy đã vận hành chạy thử nghiệm đạt 37%, song các sự cố kỹ thuật vẫn xảy ra và hướng khắc phục có thể còn tiếp tục lâu dài.
Rõ ràng, việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục ỳ ạch, thoi thóp sửa chữa đang khiến nhiều người lo lắng, nhất là trong bối cảnh hàng loạt dự án nghìn tỉ của PVN vẫn đang “đắp chiếu”.
Liên tục lùi thời hạn
Tháng 2.2017, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết tiến độ hoàn thành cụ thể: Hoàn thành cơ khí vào tháng 3.2017; chạy thử vào tháng 4.2017; tiếp nhận dầu thô lần đầu từ Kuwait vào tháng 5.2017. Thời điểm đó, dự án dự kiến sản phẩm thương mại đầu tiên vào cuối quý III năm 2017 và nghiệm thu hoàn thành nhà máy vào quý IV/2017. Nay tiếp tục lùi thời hạn vận hành thương mại tới quý I năm 2018.
Cung cấp khoảng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Công ty Liên doanh TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) làm chủ đầu tư, thành viên tham gia: Tập đoàn Dầu khí Quốc tế Kuwait (Kuwait Petroleum International - KPI) và Công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản, mỗi bên nắm giữ 35,1% cổ phần; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN) sở hữu 25,1%; và Mitsui Chemicals (Nhật Bản) sở hữu 4,7%. Dự án triển khai từ năm 2008, khởi công từ tháng 7.2013; tổng mức đầu tư 9,2 tỉ USD; công suất 10 triệu tấn/năm; quy mô sản lượng khoảng 200.000 thùng dầu thô/ngày.
ĐỨC THÀNH
laodong.vn
laodong.vn
Relate Threads