Từ khi triển khai dự án theo Hợp đồng EPC đã ký vào tháng 4/2015 đến nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 không bị đội vốn.
Trưởng Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 Hồ Xuân Hiền cho biết, hiện tại mọi chi phí đầu tư đều nằm trong kiểm soát, trong giới hạn theo hợp đồng, chỉ có một vài phát sinh khách quan theo yêu cầu, quy định mới của Nhà nước liên quan kiểm soát môi trường nhưng không đáng kể.
Công trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Theo ông Hiền, thời gian qua dư luận đã có sự hiểu nhầm về khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh trong tổng mức đầu tư so với thời điểm tổng mức đầu tư được phê duyệt vào thời điểm tháng 4/2011.
Trên thực tế, tổng mức đầu tư mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phê duyệt cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại Quyết định số 2824/QĐ-DKVN ngày 5/4/2011 là theo mặt bằng giá tháng 11/2010, với phương án đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 220kV.
Và tiến độ phát điện Dự án Sông Hậu 1 được phê duyệt trong dự án đầu tư là tổ máy số 1 vận hành vào tháng 4/2015 và tổ máy số 2 vận hành tháng 10/2015.
Tuy nhiên, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ Dự án Sông Hậu 1 được điều chỉnh là tổ máy số 1 vận hành vào năm 2018 và tổ máy số 2 vận hành vào năm 2019.
Mặt khác, ngày 23/8/2012, Bộ Công Thương đã có Công văn số 7790/BCT-TCNL về việc quy hoạch phương án đấu nối Trung tâm điện lực Sông Hậu vào Hệ thống điện quốc gia; trong đó Trung tâm điện lực Sông Hậu và Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 500kV.
Theo đó, việc điều chỉnh tiến độ và phương án đấu nối Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã khách quan làm tăng tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt vào tháng 4/2011.
Trong đó, nguyên nhân cụ thể là do trượt giá và tăng chi phí phục vụ đấu nối do giá thành thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 500kV cao hơn nhiều so với thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 220kV. Ngoài ra là do thay đổi giá nguyên, nhiên vật liệu; thay đổi về chính sách tiền lương của Nhà nước và do tỷ giá ngoại tệ tăng.
Ông Hiền cũng cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tiến độ dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cập nhật chi phí phát sinh do thay đổi phương án đấu nối là cần thiết nhằm bảo đảm cho chủ đầu tư có đủ kinh phí để hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu tiến độ và chất lượng đề ra.
Việc điều chỉnh này cũng đã được Hội đồng thẩm định Tổng mức đầu tư của PVN thẩm định và trình duyệt các cấp thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.
Không khí lao động tích cực trên công trường dự án. Ảnh: PVN
Ông Hiền còn cho biết, việc phối hợp chặt chẽ giữa Ban Quản lý Dự án và Tổng thầu LILAMA trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ dự án đã mang lại kết quả tích cực.
Tính đến tháng 6/2018, tiến độ dự án đạt khoảng 60% kế hoạch. Trong đó, việc thiết kế hoàn thành trên 90%; mua sắm chế tạo thiết bị đạt trên 80%. Đối với khu vực nhà máy chính, việc lắp đặt đạt 86% khối lượng tổng thể của lò hơi số 1; ở lò hơi số 2 thì lắp đặt đạt khoảng 66% khối lượng tổng thể.
Trong những tháng còn lại của năm, Ban Quản lý dự án Sông Hậu 1 đặt mục tiêu trọng tâm hoàn thành thiết kế, thi công các hạng mục cảng như cảng nhập đá vôi, cảng xuất thạch cao, bến phao neo; lũy kế hoàn thành lò hơi, tuabin máy phát, máy biến áp chính, ống khói…
Với tiến độ như hiện nay, đến cuối năm 2020, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ đưa tổ máy 1 vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia, kịp thời đáp ứng nhu cầu điện ở miền Nam; tổ máy 2 sẽ vận hành thương mại vào giữa năm 2021.
Thi công cảng. Ảnh: PVN
Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII, đồng thời cũng là 1 trong 3 nhà máy nhiệt điện của Trung tâm Điện lực Sông Hậu với tổng công suất 5.200 MW.
Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng./.
Trưởng Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 Hồ Xuân Hiền cho biết, hiện tại mọi chi phí đầu tư đều nằm trong kiểm soát, trong giới hạn theo hợp đồng, chỉ có một vài phát sinh khách quan theo yêu cầu, quy định mới của Nhà nước liên quan kiểm soát môi trường nhưng không đáng kể.
Công trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Trên thực tế, tổng mức đầu tư mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phê duyệt cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 tại Quyết định số 2824/QĐ-DKVN ngày 5/4/2011 là theo mặt bằng giá tháng 11/2010, với phương án đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 220kV.
Và tiến độ phát điện Dự án Sông Hậu 1 được phê duyệt trong dự án đầu tư là tổ máy số 1 vận hành vào tháng 4/2015 và tổ máy số 2 vận hành tháng 10/2015.
Tuy nhiên, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tiến độ Dự án Sông Hậu 1 được điều chỉnh là tổ máy số 1 vận hành vào năm 2018 và tổ máy số 2 vận hành vào năm 2019.
Mặt khác, ngày 23/8/2012, Bộ Công Thương đã có Công văn số 7790/BCT-TCNL về việc quy hoạch phương án đấu nối Trung tâm điện lực Sông Hậu vào Hệ thống điện quốc gia; trong đó Trung tâm điện lực Sông Hậu và Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia tại cấp điện áp 500kV.
Theo đó, việc điều chỉnh tiến độ và phương án đấu nối Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã khách quan làm tăng tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt vào tháng 4/2011.
Trong đó, nguyên nhân cụ thể là do trượt giá và tăng chi phí phục vụ đấu nối do giá thành thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 500kV cao hơn nhiều so với thiết bị đấu nối vào hệ thống điện 220kV. Ngoài ra là do thay đổi giá nguyên, nhiên vật liệu; thay đổi về chính sách tiền lương của Nhà nước và do tỷ giá ngoại tệ tăng.
Ông Hiền cũng cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tiến độ dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cập nhật chi phí phát sinh do thay đổi phương án đấu nối là cần thiết nhằm bảo đảm cho chủ đầu tư có đủ kinh phí để hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu tiến độ và chất lượng đề ra.
Việc điều chỉnh này cũng đã được Hội đồng thẩm định Tổng mức đầu tư của PVN thẩm định và trình duyệt các cấp thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.
Không khí lao động tích cực trên công trường dự án. Ảnh: PVN
Tính đến tháng 6/2018, tiến độ dự án đạt khoảng 60% kế hoạch. Trong đó, việc thiết kế hoàn thành trên 90%; mua sắm chế tạo thiết bị đạt trên 80%. Đối với khu vực nhà máy chính, việc lắp đặt đạt 86% khối lượng tổng thể của lò hơi số 1; ở lò hơi số 2 thì lắp đặt đạt khoảng 66% khối lượng tổng thể.
Trong những tháng còn lại của năm, Ban Quản lý dự án Sông Hậu 1 đặt mục tiêu trọng tâm hoàn thành thiết kế, thi công các hạng mục cảng như cảng nhập đá vôi, cảng xuất thạch cao, bến phao neo; lũy kế hoàn thành lò hơi, tuabin máy phát, máy biến áp chính, ống khói…
Với tiến độ như hiện nay, đến cuối năm 2020, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ đưa tổ máy 1 vào vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia, kịp thời đáp ứng nhu cầu điện ở miền Nam; tổ máy 2 sẽ vận hành thương mại vào giữa năm 2021.
Thi công cảng. Ảnh: PVN
Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng./.
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads