Đức muốn giải quyết việc thiếu hụt khí đốt bằng cách nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ thay vì kết nối với Nga.
Đời sống của khoảng 5 triệu hộ dân ở phía tây và bắc nước Đức sẽ bị ảnh hưởng vì Hà Lan đang có kế hoạch ngừng cung cấp khí đốt cho Đức trước năm 2030, nguyên nhân là do trữ lượng cung cấp trong nước đang cạn dần. Dù sẽ đơn giản và rẻ hơn nếu Đức chịu kết nối với đường ống Nord Stream của Nga trong việc giải quyết vấn đề khí đốt, nhưng nước này vẫn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc nhập khẩu LNG từ Mỹ.
Theo hãng thông tấn Sputnik, quyết định này có thể đã bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang và các yếu tố chính trị chứ không phải đến từ những cân nhắc thực tiễn của vấn đề. Một số nước châu Âu, trong đó có Đức, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc năng lượng của họ vào Nga, đồng thời luôn tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Ngoài nguồn cung cấp chủ yếu với một phần tổng sản lượng chính đến từ Hà Lan, Đức hiện cũng đang tiếp nhận khí đốt qua biển Bắc từ Na Uy, và một phần không lớn qua biển Baltic từ Nga. Với việc đường ống Zeelink được đưa vào xây dựng, nước này sẽ bắt đầu mua khí đốt từ Mỹ, các quốc gia Vùng Vịnh và thậm chí là cả Bắc Phi.
“Do nhu cầu về khí đốt của Đức đang tăng, phương Tây sẽ không thể tránh được việc phải mở rộng thương mại với Nga, nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nhưng rất có thể là trong dài hạn, việc chuyển sang mua LNG từ Mỹ sẽ là một cách làm chính đáng”, giới truyền thông đã viết.
Song việc mở rộng mạng lưới cung cấp khí đốt để tránh bị phụ thuộc quá mức vào Nga cũng như tăng cường thị trường năng lượng nội bộ không hề đơn giản. Nó cần phải có sự đầu tư lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng các đường ống dẫn khí mới, có các cuộc thảo luận chính trị và một quá trình ra quyết định phức tạp đòi hỏi tất cả 14 công ty vận tải khí đốt ở Đức phải cùng chấp nhận một phương án.
Theo hãng thông tấn Sputnik, quyết định này có thể đã bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang và các yếu tố chính trị chứ không phải đến từ những cân nhắc thực tiễn của vấn đề. Một số nước châu Âu, trong đó có Đức, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc năng lượng của họ vào Nga, đồng thời luôn tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Ngoài nguồn cung cấp chủ yếu với một phần tổng sản lượng chính đến từ Hà Lan, Đức hiện cũng đang tiếp nhận khí đốt qua biển Bắc từ Na Uy, và một phần không lớn qua biển Baltic từ Nga. Với việc đường ống Zeelink được đưa vào xây dựng, nước này sẽ bắt đầu mua khí đốt từ Mỹ, các quốc gia Vùng Vịnh và thậm chí là cả Bắc Phi.
“Do nhu cầu về khí đốt của Đức đang tăng, phương Tây sẽ không thể tránh được việc phải mở rộng thương mại với Nga, nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nhưng rất có thể là trong dài hạn, việc chuyển sang mua LNG từ Mỹ sẽ là một cách làm chính đáng”, giới truyền thông đã viết.
Song việc mở rộng mạng lưới cung cấp khí đốt để tránh bị phụ thuộc quá mức vào Nga cũng như tăng cường thị trường năng lượng nội bộ không hề đơn giản. Nó cần phải có sự đầu tư lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng các đường ống dẫn khí mới, có các cuộc thảo luận chính trị và một quá trình ra quyết định phức tạp đòi hỏi tất cả 14 công ty vận tải khí đốt ở Đức phải cùng chấp nhận một phương án.
Báo Thanh Niên
Relate Threads