Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) ngày hôm qua, 14-12, đã bắt đầu vận hành đường ống khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 1), đưa khí từ mỏ Đại Hùng vào bờ. Đây là đường ống giúp bổ sung khoảng 7 tỉ m3 khí khô/năm cho khu vực phía Nam.
Theo ông Dương Mạnh Sơn, Tổng giám đốc PV Gas, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí khu vực Đông Nam Bộ nhằm thu gom khí từ các mỏ ngoài khơi thuộc bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long trên thềm lục địa Việt Nam vận chuyển về bờ đến nhà máy xử lý, chế biến khí và đưa đến các hộ tiêu thụ (nhà máy điện, đạm và các hộ tiêu thu công nghiệp).
Theo thiết kế, hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 có công suất 18,4 triệu m3 khí và khoảng 1.320 tấn condensate/ngày đêm (tương đương 7 tỉ m3 khí khô/năm).
Đường ống này có tổng chiều dài 325 km, xuất phát từ mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh đi qua giàn Thiên Ưng – Mãng Cầu, Bạch Hổ và tiếp bờ tại Long Hải, và thêm gần 40 km trên bờ từ Long Hải đến Phú Mỹ và nhà máy xử lý khí với công suất chế biến 10 triệu m3 khí/ngày.
Dự án "Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1" là một dự án lớn với tổng mức đầu tư 402,6 triệu đô la Mỹ. Tỷ lệ vốn vay là 70% (280 triệu đô la Mỹ) trên tổng mức đầu tư.
Chỉ riêng cho sản xuất điện, đường ống khí Nam Côn Sơn hiện đang cung cấp khí cho 8 nhà máy điện gồm Bà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2. Các nhà máy nhiệt điện này cung cấp khoảng một phần ba sản lượng điện cho cả nước.
Theo ông Dương Mạnh Sơn, Tổng giám đốc PV Gas, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí khu vực Đông Nam Bộ nhằm thu gom khí từ các mỏ ngoài khơi thuộc bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long trên thềm lục địa Việt Nam vận chuyển về bờ đến nhà máy xử lý, chế biến khí và đưa đến các hộ tiêu thụ (nhà máy điện, đạm và các hộ tiêu thu công nghiệp).
Theo thiết kế, hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 có công suất 18,4 triệu m3 khí và khoảng 1.320 tấn condensate/ngày đêm (tương đương 7 tỉ m3 khí khô/năm).
Đường ống này có tổng chiều dài 325 km, xuất phát từ mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh đi qua giàn Thiên Ưng – Mãng Cầu, Bạch Hổ và tiếp bờ tại Long Hải, và thêm gần 40 km trên bờ từ Long Hải đến Phú Mỹ và nhà máy xử lý khí với công suất chế biến 10 triệu m3 khí/ngày.
Dự án "Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1" là một dự án lớn với tổng mức đầu tư 402,6 triệu đô la Mỹ. Tỷ lệ vốn vay là 70% (280 triệu đô la Mỹ) trên tổng mức đầu tư.
Chỉ riêng cho sản xuất điện, đường ống khí Nam Côn Sơn hiện đang cung cấp khí cho 8 nhà máy điện gồm Bà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2. Các nhà máy nhiệt điện này cung cấp khoảng một phần ba sản lượng điện cho cả nước.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads