Dự kiến trong tháng 9/2016, Hợp doanh đường ống khí Nam Côn Sơn sẽ bảo dưỡng toàn bộ Nhà máy xử lý khí và các trạm van.
Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 9/9 đến ngày 14/9. Bao gồm 4,5 ngày thực hiện và 1,5 ngày dự phòng, tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, Trạm van Long Hải và Trạm van Phú Mỹ.
Trong giai đoạn này, Nhà máy sẽ hoàn toàn ngừng tiếp nhận, xử lý và vận chuyển khí.
Đây là kế hoạch đã được thống nhất giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) – Nhà điều hành Hợp doanh Đường ống khí Nam Côn Sơn, các chủ khí và Trung tâm điều độ điện Quốc gia A0, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo ông Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP), so với năm 2011 thời gian bảo dưỡng lần này được rút ngắn hơn 2 ngày, nằm trong nỗ lực của NCSP nhằm sớm đưa nguồn khí trở lại cho các hộ tiêu thụ khí, giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi ngày cho đất nước.
“Đây chính là một thách thức lớn nhất, đòi hỏi toàn bộ tập thể kỹ sư, kỹ thuật viên cùng Ban lãnh đạo NCSP phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chính xác, cũng như phối hợp chặt chẽ với các đối tác liên quan trong quá trình thực hiện công tác Bảo dưỡng lớn năm 2016”, ông Hoàng Minh cho hay.
Theo người đứng đầu NCSP, trong đợt Bảo dưỡng lần này dự kiến có đến 62 gói công việc với 137 đầu việc cần hoàn thành. Trong số đó, 3 gói công việc đặc biệt phức tạp phải thực hiện trên ngọn đuốc cao trên 80 mét bởi các nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng.
Các chuyên gia sẽ kiểm tra tất cả hệ thống điều khiển, dây chuyền công nghệ và tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi thiết bị, công nghệ xảy ra trong 5 năm qua.
Để rút ngắn thời thời gian bảo dưỡng, lần đầu tiên các công việc thực hiện trên ngọn đuốc cao sẽ được triển khai 24/24 giờ. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối các qui trình an toàn, đặc biệt các yêu cầu về điều kiện làm việc ban đêm.
Do tính chất phức tạp của công việc và số lượng đầu việc lớn, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ tháng 10/2015 (12 tháng trước đợt bảo dưỡng).
Các công việc chuẩn bị chính bao gồm lập kế hoạch tổng thể, huy động nhân sự, mua vật tư thiết bị kỹ thuật, chuẩn bị và rà soát quy trình, phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình thực hiện.
Hệ thống vận chuyển và xử lý khí Nam Côn Sơn là công trình trọng điểm cấp Nhà nước, có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp khí sản xuất gần 30% tổng sản lượng điện toàn quốc.
Nhằm đảm bảo sự an toàn, độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống, công tác Bảo dưỡng lớn (Turnaround – TAR) phải được thực hiện định kỳ nghiêm ngặt theo chu kỳ 5 năm/một lần.
Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 9/9 đến ngày 14/9. Bao gồm 4,5 ngày thực hiện và 1,5 ngày dự phòng, tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, Trạm van Long Hải và Trạm van Phú Mỹ.
Đây là kế hoạch đã được thống nhất giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) – Nhà điều hành Hợp doanh Đường ống khí Nam Côn Sơn, các chủ khí và Trung tâm điều độ điện Quốc gia A0, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo ông Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP), so với năm 2011 thời gian bảo dưỡng lần này được rút ngắn hơn 2 ngày, nằm trong nỗ lực của NCSP nhằm sớm đưa nguồn khí trở lại cho các hộ tiêu thụ khí, giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi ngày cho đất nước.
“Đây chính là một thách thức lớn nhất, đòi hỏi toàn bộ tập thể kỹ sư, kỹ thuật viên cùng Ban lãnh đạo NCSP phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chính xác, cũng như phối hợp chặt chẽ với các đối tác liên quan trong quá trình thực hiện công tác Bảo dưỡng lớn năm 2016”, ông Hoàng Minh cho hay.
Theo người đứng đầu NCSP, trong đợt Bảo dưỡng lần này dự kiến có đến 62 gói công việc với 137 đầu việc cần hoàn thành. Trong số đó, 3 gói công việc đặc biệt phức tạp phải thực hiện trên ngọn đuốc cao trên 80 mét bởi các nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng.
Các chuyên gia sẽ kiểm tra tất cả hệ thống điều khiển, dây chuyền công nghệ và tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi thiết bị, công nghệ xảy ra trong 5 năm qua.
Để rút ngắn thời thời gian bảo dưỡng, lần đầu tiên các công việc thực hiện trên ngọn đuốc cao sẽ được triển khai 24/24 giờ. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối các qui trình an toàn, đặc biệt các yêu cầu về điều kiện làm việc ban đêm.
Các công việc chuẩn bị chính bao gồm lập kế hoạch tổng thể, huy động nhân sự, mua vật tư thiết bị kỹ thuật, chuẩn bị và rà soát quy trình, phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình thực hiện.
Hệ thống vận chuyển và xử lý khí Nam Côn Sơn là công trình trọng điểm cấp Nhà nước, có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp khí sản xuất gần 30% tổng sản lượng điện toàn quốc.
Nhằm đảm bảo sự an toàn, độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống, công tác Bảo dưỡng lớn (Turnaround – TAR) phải được thực hiện định kỳ nghiêm ngặt theo chu kỳ 5 năm/một lần.
Nguyễn Hiển - Năng lượng Mới
Relate Threads