Liên minh châu Âu (EU) không có ý định từ bỏ nhập khẩu khí đốt của Algeria, đồng thời khẳng định Algeria là nước cung cấp khí đốt quan trọng của EU.
Ngày 23/5, Anna-Kaisa Itkonen, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về vấn đề năng lượng và khí hậu đã khẳng định như vậy.
Trong số các nước cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, Algeria đứng thứ ba, sau Nga và Na Uy. Bà Anna-Kaisa Itkonen tuyên bố Algeria sẽ luôn là một "đối tác chủ chốt" trong chiến lược an ninh năng lượng của EU. Kế hoạch về sử dụng khí đốt của EU cho thấy EU sẽ tiếp tục phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu khí đốt của nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, Algeria có thể tiếp tục mở rộng thị phần của mình tại EU. Bà Anna-Kaisa Itkonen nhấn mạnh EU cũng đang thực hiện chiến lược mới về năng lượng dựa trên cơ sở phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng. EU hướng tới việc xây dựng các trạm tiếp nhận mới để có thể kết nối hệ thống đường ống khí đốt của châu Âu.
Trong việc cung cấp khí đốt cho EU, thuận lợi của Algeria là đã có sẵn hệ thống hạ tầng cơ sở để vận chuyển khí đốt tới châu Âu và thậm chí còn chưa được sử dụng hết công suất. Trong khi đó, thách thức đối với Algeria là sức sản xuất, cần thúc đẩy đầu tư hơn nữa vào các dự án mới về thăm dò và sản xuất khí đốt. Ngoài ra, Algeria cũng đứng trước một thách thức khác về sự cạnh tranh.
Cách đây hai tháng, châu Âu lần đầu tiên đã tiếp nhận khí đốt từ đá phiến của Mỹ, với mức giá rất cạnh tranh, được thực hiện qua công ty Inéos của Thụy Sĩ./.
Ngày 23/5, Anna-Kaisa Itkonen, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về vấn đề năng lượng và khí hậu đã khẳng định như vậy.
Trong bối cảnh như vậy, Algeria có thể tiếp tục mở rộng thị phần của mình tại EU. Bà Anna-Kaisa Itkonen nhấn mạnh EU cũng đang thực hiện chiến lược mới về năng lượng dựa trên cơ sở phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng. EU hướng tới việc xây dựng các trạm tiếp nhận mới để có thể kết nối hệ thống đường ống khí đốt của châu Âu.
Trong việc cung cấp khí đốt cho EU, thuận lợi của Algeria là đã có sẵn hệ thống hạ tầng cơ sở để vận chuyển khí đốt tới châu Âu và thậm chí còn chưa được sử dụng hết công suất. Trong khi đó, thách thức đối với Algeria là sức sản xuất, cần thúc đẩy đầu tư hơn nữa vào các dự án mới về thăm dò và sản xuất khí đốt. Ngoài ra, Algeria cũng đứng trước một thách thức khác về sự cạnh tranh.
Cách đây hai tháng, châu Âu lần đầu tiên đã tiếp nhận khí đốt từ đá phiến của Mỹ, với mức giá rất cạnh tranh, được thực hiện qua công ty Inéos của Thụy Sĩ./.
Nguyễn Quang Hồng (P/v TTXVN tại Algeria)
Relate Threads