Bất chấp việc nhiều lần tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) hiện còn phụ thuộc nhiều hơn so với trước đây vào nguồn khí đốt của "xứ Bạch dương".
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga cho biết trong tháng 1/2018, Nga đã hoàn tất số liệu thống kê về nguồn cung năm 2017 cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Với con số 193,9 tỷ mét khối khí, tăng 8% so với nguồng cung năm 2016, đây không chỉ là thắng lợi về mặt tài chính cho Gazprom, vốn được coi là đơn vị mang lại nguồn lợi nhuận chính cho Nga, mà còn là "thắng lợi chính trị" trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Chủ tịch Gazprom, ông Alexei Miller khẳng định số lượng trên không chỉ cho thấy nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các nước châu Âu đối với nguồn năng lượng của Nga gia tăng, mà còn cho thấy tự tin cậy của các nguồn cung cấp từ Nga khi được yêu cầu.
Lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Đức và Áo đã đạt mức cao nhất trong lịch sử, trong khi xuất khẩu khí đốt của Nga sang Pháp cũng tăng 6,7% so với năm 2016.
Theo Gazprom, EU đã đặt mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau một loạt cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra giữa Moskva và Kiev, tác động đến nguồn phân phối cho châu Âu, song lượng khí đốt của Nga cấp cho châu Âu vẫn tăng trong những năm gần đây và hiện chiếm 1/3 tổng lượng tiêu thụ tại EU.
Chuyên gia Valery Nesterov, nhà phân tích dầu và khí đốt thuộc Ngân hàng Sberbank CIB của Nga, nhận định nhu cầu khí đốt của EU sẽ tiếp tục gia tăng do sự phục hồi kinh tế của châu Âu và do giá khí đốt trở nên cạnh tranh hơn so với nguồn năng lượng than đá.
Theo ông Nesterov, EU có thể sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga trong năm nay nhưng xu thế tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga nhìn chung không thay đổi và Gazprom sẽ vẫn duy trì được thị phần lớn của mình tại thị trường EU./.
Với con số 193,9 tỷ mét khối khí, tăng 8% so với nguồng cung năm 2016, đây không chỉ là thắng lợi về mặt tài chính cho Gazprom, vốn được coi là đơn vị mang lại nguồn lợi nhuận chính cho Nga, mà còn là "thắng lợi chính trị" trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Chủ tịch Gazprom, ông Alexei Miller khẳng định số lượng trên không chỉ cho thấy nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các nước châu Âu đối với nguồn năng lượng của Nga gia tăng, mà còn cho thấy tự tin cậy của các nguồn cung cấp từ Nga khi được yêu cầu.
Lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Đức và Áo đã đạt mức cao nhất trong lịch sử, trong khi xuất khẩu khí đốt của Nga sang Pháp cũng tăng 6,7% so với năm 2016.
Theo Gazprom, EU đã đặt mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau một loạt cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra giữa Moskva và Kiev, tác động đến nguồn phân phối cho châu Âu, song lượng khí đốt của Nga cấp cho châu Âu vẫn tăng trong những năm gần đây và hiện chiếm 1/3 tổng lượng tiêu thụ tại EU.
Chuyên gia Valery Nesterov, nhà phân tích dầu và khí đốt thuộc Ngân hàng Sberbank CIB của Nga, nhận định nhu cầu khí đốt của EU sẽ tiếp tục gia tăng do sự phục hồi kinh tế của châu Âu và do giá khí đốt trở nên cạnh tranh hơn so với nguồn năng lượng than đá.
Theo ông Nesterov, EU có thể sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga trong năm nay nhưng xu thế tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga nhìn chung không thay đổi và Gazprom sẽ vẫn duy trì được thị phần lớn của mình tại thị trường EU./.
TTXVN
Relate Threads