'Về cơ bản, chúng tôi mong muốn năm 2016 không phải tăng giá điện là tốt nhất. Vì mỗi lần tăng giá điện là rất mệt mỏi, không ai muốn, kể cả người tiêu dùng lẫn người bán'
"EVN chưa có kế hoạch cho việc tăng giá bán lẻ điện năm 2016", ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN khẳng định.
Chia sẻ tại cuộc họp báo công bố giá thành điện năm 2014, ông Đinh Quang Tri tiếp tục khẳng định về khả năng tăng giá điện năm 2016 là chưa có cơ sở tại thời điểm này.
Ông Tri phân tích: "Giá điện phải tính trên cơ sở ước giá thành 2016 với các khoản chi phí sản xuất, trong đó, đặc biệt là phải tính đến nhu cầu tiêu dùng điện".
Theo thông tin từ ông Tri, tháng 1 vừa qua, nhu cầu tiêu dùng điện chỉ tăng hơn 6-7%. Kế hoạch tháng 2, do thời tiết đang lạnh nên nhu cầu tiêu dùng điện dự kiến rất thấp. EVN cũng chưa phải huy động điện chạy dầu. Đây là một yếu tố thuận lợi để giữ ổn định giá điện.
Tuy nhiên, ông Tri lo ngại, đến mùa nắng nóng tháng 5-6, chưa biết phụ tải điện sẽ tăng lên bao nhiêu. Đây sẽ là một khó khăn cho bài toán kinh doanh điện.
Đặc biệt ở miền Nam, thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng điện cao và nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra. Trường hợp công suất điện đã được truyền tải từ miền Bắc vào miền Nam mà không đáp ứng được, phụ tải tăng quá mạnh, EVN sẽ buộc phải phát điện chạy dầu.
Ông Đinh Quang Tri nói: "Về cơ bản, chúng tôi mong muốn năm 2016 không phải tăng giá điện là tốt nhất. Vì mỗi lần tăng giá điện là rất mệt mỏi, không ai muốn, kể cả người tiêu dùng lẫn người bán. Đầu vào ổn định, đầu ra ổn định để kinh tế phát triển chứ không ai muốn phải tăng giá. Bất đắc dĩ, chúng tôi mới phải tăng giá".
Trước đó, công bố các số liệu kinh doanh điện, ông Tri cho biết EVN có tồn khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 5.000 tỷ đồng nhưng sẽ phân bổ dần dần vào giá điện, do vậy, áp lực lỗ dẫn tới tăng giá là giảm bớt.
Năm 2015, EVN đã có 1 lần tăng giá điện ở mức 7,5% ngày 16/3, với giá bán lẻ bình quân được phê duyệt là 1.622,01 đồng/kWh.
Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định về cơ chế điều chỉnh giá điện mới nhằm thay thế Quyết định cũ. Theo dự thảo này, EVN sẽ được tăng giá trong phạm vi 3%. Từ mức 3-5%, việc tăng giá sẽ phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên mức 5% việc tăng giá điện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng. Thời gian tối thiểu giữa mỗi lần tăng giá điện là 3 tháng.
Liên quan đến quy mô và mức thưởng cho người lao động, ông Tri cho biết, không tính mức thưởng bình quân ở Quỹ này được.
Ông cho hay, EVN thưởng theo vụ việc, ai hoàn thành tốt sẽ được thưởng, nếu không hoàn thành công việc thì không được thưởng. Quỹ khen thưởng của EVN được chi theo nhu cầu khen thưởng của từng công trình, từng chiến dịch theo các tiêu chí của Tập đoàn đề ra.
Năm 2014, công ty mẹ của EVN lãi hơn 500 tỷ đồng. Sau khi trích vào 3 Quỹ theo quy định như Quỹ đầu tư phát triển 155 tỷ đồng, Quỹ khen thưởng phúc lơi xã hội... khoảng 187 tỷ đồng, EVN nộp ngân sách 173 tỷ đồng.
"EVN chưa có kế hoạch cho việc tăng giá bán lẻ điện năm 2016", ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN khẳng định.
Chia sẻ tại cuộc họp báo công bố giá thành điện năm 2014, ông Đinh Quang Tri tiếp tục khẳng định về khả năng tăng giá điện năm 2016 là chưa có cơ sở tại thời điểm này.
Ông Tri phân tích: "Giá điện phải tính trên cơ sở ước giá thành 2016 với các khoản chi phí sản xuất, trong đó, đặc biệt là phải tính đến nhu cầu tiêu dùng điện".
Tuy nhiên, ông Tri lo ngại, đến mùa nắng nóng tháng 5-6, chưa biết phụ tải điện sẽ tăng lên bao nhiêu. Đây sẽ là một khó khăn cho bài toán kinh doanh điện.
Đặc biệt ở miền Nam, thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng điện cao và nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra. Trường hợp công suất điện đã được truyền tải từ miền Bắc vào miền Nam mà không đáp ứng được, phụ tải tăng quá mạnh, EVN sẽ buộc phải phát điện chạy dầu.
Ông Đinh Quang Tri nói: "Về cơ bản, chúng tôi mong muốn năm 2016 không phải tăng giá điện là tốt nhất. Vì mỗi lần tăng giá điện là rất mệt mỏi, không ai muốn, kể cả người tiêu dùng lẫn người bán. Đầu vào ổn định, đầu ra ổn định để kinh tế phát triển chứ không ai muốn phải tăng giá. Bất đắc dĩ, chúng tôi mới phải tăng giá".
Trước đó, công bố các số liệu kinh doanh điện, ông Tri cho biết EVN có tồn khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 5.000 tỷ đồng nhưng sẽ phân bổ dần dần vào giá điện, do vậy, áp lực lỗ dẫn tới tăng giá là giảm bớt.
Năm 2015, EVN đã có 1 lần tăng giá điện ở mức 7,5% ngày 16/3, với giá bán lẻ bình quân được phê duyệt là 1.622,01 đồng/kWh.
Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định về cơ chế điều chỉnh giá điện mới nhằm thay thế Quyết định cũ. Theo dự thảo này, EVN sẽ được tăng giá trong phạm vi 3%. Từ mức 3-5%, việc tăng giá sẽ phải có ý kiến của Bộ Công Thương và trên mức 5% việc tăng giá điện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng. Thời gian tối thiểu giữa mỗi lần tăng giá điện là 3 tháng.
Liên quan đến quy mô và mức thưởng cho người lao động, ông Tri cho biết, không tính mức thưởng bình quân ở Quỹ này được.
Ông cho hay, EVN thưởng theo vụ việc, ai hoàn thành tốt sẽ được thưởng, nếu không hoàn thành công việc thì không được thưởng. Quỹ khen thưởng của EVN được chi theo nhu cầu khen thưởng của từng công trình, từng chiến dịch theo các tiêu chí của Tập đoàn đề ra.
Năm 2014, công ty mẹ của EVN lãi hơn 500 tỷ đồng. Sau khi trích vào 3 Quỹ theo quy định như Quỹ đầu tư phát triển 155 tỷ đồng, Quỹ khen thưởng phúc lơi xã hội... khoảng 187 tỷ đồng, EVN nộp ngân sách 173 tỷ đồng.
Phạm Huyền/Vietnamnet
Relate Threads