oilgasvietnam
Moderator
Tạp chí Forbes cho hay những tháng cuối năm 2016 là thời gian Nga đón nhiều tin tốt từ 'ba góc chẳng mấy thân thiện' là Mỹ, Nhật Bản và Qatar. Những lợi ích này giúp Nga có sức mạnh 'khổng lồ' trong năm nay.
Trong bài viết đăng hồi tháng 12.2016, cây bút Nishtha Chugh của tờ Forbes cho biết chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng như các giao dịch năng lượng nhiều tỉ USD với Nhật Bản và Qatar là “món quà hoàn hảo” dành cho Moscow.
Theo Russia Today, chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày đến Nhật Bản của Tổng thống Nga Vladimir Putin “có thể là ngòi nổ cho bất cứ nước nào muốn tìm cách làm ăn với Nga trong năm 2017”. Trong chuyến gặp gỡ hồi tháng 12 đó, 60 hợp đồng thương mại song phương được hai nước ký kết. Trong số này có thỏa thuận giữa hãng dầu quốc doanh Nga Rosneft và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
“Hàng tỉ USD tiềm năng sẽ chảy giữa Nhật Bản và Nga, đổ vào việc thăm dò dầu khí ngoài khơi, việc xây dựng một nhà máy khí tự nhiên tại Sakhalin và một đường ống dẫn khí nối Hokkaido”, tờ Forbes viết.
Theo tạp chí này, việc Thủ tướng Nhật Bản tiếp đón Tổng thống Nga ngay cả khi điều này có nguy cơ phạm lệnh trừng phạt Moscow cho thấy “sự yếu đuối chiến lược và mong muốn cải thiện quan hệ với Nga” của Tokyo. Chiến thắng của ông Trump cũng báo hiệu nhiều sự thay đổi trong mặt chính trị, kinh tế Nga, tạo ra sự thiếu chắc chắn đối với Nhật Bản.
Một trục quan trọng khác hướng về Nga là Qatar khi hai nước làm mới quan hệ và hợp tác năng lượng. Trong tháng 12, quỹ đầu tư quốc gia Qatar cùng nhà giao dịch các loại hàng hóa Glencore ký một thỏa thuận mua 19,5% cổ phần trong hãng dầu số một Nga Rosneft. Thỏa thuận trên trị giá 11,3 tỉ USD và là thỏa thuận tư nhân lớn nhất Nga, theo CEO Rosneft Igor Sechin.
Theo Russia Today, chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày đến Nhật Bản của Tổng thống Nga Vladimir Putin “có thể là ngòi nổ cho bất cứ nước nào muốn tìm cách làm ăn với Nga trong năm 2017”. Trong chuyến gặp gỡ hồi tháng 12 đó, 60 hợp đồng thương mại song phương được hai nước ký kết. Trong số này có thỏa thuận giữa hãng dầu quốc doanh Nga Rosneft và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
“Hàng tỉ USD tiềm năng sẽ chảy giữa Nhật Bản và Nga, đổ vào việc thăm dò dầu khí ngoài khơi, việc xây dựng một nhà máy khí tự nhiên tại Sakhalin và một đường ống dẫn khí nối Hokkaido”, tờ Forbes viết.
Theo tạp chí này, việc Thủ tướng Nhật Bản tiếp đón Tổng thống Nga ngay cả khi điều này có nguy cơ phạm lệnh trừng phạt Moscow cho thấy “sự yếu đuối chiến lược và mong muốn cải thiện quan hệ với Nga” của Tokyo. Chiến thắng của ông Trump cũng báo hiệu nhiều sự thay đổi trong mặt chính trị, kinh tế Nga, tạo ra sự thiếu chắc chắn đối với Nhật Bản.
Một trục quan trọng khác hướng về Nga là Qatar khi hai nước làm mới quan hệ và hợp tác năng lượng. Trong tháng 12, quỹ đầu tư quốc gia Qatar cùng nhà giao dịch các loại hàng hóa Glencore ký một thỏa thuận mua 19,5% cổ phần trong hãng dầu số một Nga Rosneft. Thỏa thuận trên trị giá 11,3 tỉ USD và là thỏa thuận tư nhân lớn nhất Nga, theo CEO Rosneft Igor Sechin.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads