Lãnh đạo công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, hiện đang có 17 quỹ đầu tư muốn mua cổ phần và 2 tập đoàn lớn nước ngoài kỳ vọng sở hữu từ 40% cổ phần công ty trong đợt IPO cuối năm 2017.
Đầu tháng 11, Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) sẽ tiến hành bán 5-6% cổ phần cho nhà đầu tư trong, ngoài nước ở đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Giá trị dự kiến thu về 1.800-2.000 tỷ đồng. Một năm tiếp theo, công ty sẽ bán tiếp cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược 49% để giữ phần vốn Nhà nước xuống dưới 50% theo qui định.
Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR cho biết, bên cạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh, từ giữa năm 2016, công ty rốt ráo tìm nhà đầu tư chiến lược, đây là những đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh, cùng ngành nghề để phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu tại Việt Nam.
Sau khi gửi thư mời, công ty đã nhận được phản hồi và làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược.
Ông Nguyên chia sẻ, có hai công ty nước ngoài định mua tối đa cổ phần cho phép (49%), gồm World Petro (Mỹ) và Macron Petro Petroleum (châu Phi) là các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
Trong thư phản hồi từ ông John Webster - Chủ tịch Macron Petro Petroleum gửi đến BSR cho biết, công ty sẽ tham gia với tỷ lệ mong muốn 10-40% cổ phần tại BSR.
Riêng World Petro - công ty dầu quốc tế hoạt động tại Anh, Mỹ, Nam Mỹ và Singapore kỳ vọng sở hữu 49% cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Có một tỷ phú người Singapore trong lĩnh vực lọc hóa dầu đã có lịch làm việc với BSR trong tháng 11/2017 này.
Cuối năm ngoái, Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, PTT - công ty lớn nhất của Thái và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của Dung Quất.
"Hiện chúng tôi vẫn cân nhắc, chứ chưa chọn ra đối tác chiến lược chính thức", ông Nguyên cho biết.
Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Đầu tháng 11, Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) sẽ tiến hành bán 5-6% cổ phần cho nhà đầu tư trong, ngoài nước ở đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Giá trị dự kiến thu về 1.800-2.000 tỷ đồng. Một năm tiếp theo, công ty sẽ bán tiếp cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược 49% để giữ phần vốn Nhà nước xuống dưới 50% theo qui định.
Sau khi gửi thư mời, công ty đã nhận được phản hồi và làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược.
Ông Nguyên chia sẻ, có hai công ty nước ngoài định mua tối đa cổ phần cho phép (49%), gồm World Petro (Mỹ) và Macron Petro Petroleum (châu Phi) là các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
Trong thư phản hồi từ ông John Webster - Chủ tịch Macron Petro Petroleum gửi đến BSR cho biết, công ty sẽ tham gia với tỷ lệ mong muốn 10-40% cổ phần tại BSR.
Riêng World Petro - công ty dầu quốc tế hoạt động tại Anh, Mỹ, Nam Mỹ và Singapore kỳ vọng sở hữu 49% cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Có một tỷ phú người Singapore trong lĩnh vực lọc hóa dầu đã có lịch làm việc với BSR trong tháng 11/2017 này.
Cuối năm ngoái, Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, PTT - công ty lớn nhất của Thái và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của Dung Quất.
"Hiện chúng tôi vẫn cân nhắc, chứ chưa chọn ra đối tác chiến lược chính thức", ông Nguyên cho biết.
Công ty TNHH Một thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng 2017, BSR có doanh thu hơn 55.000 tỷ đồng, vượt 125% kế hoạch đề ra cho 9 tháng. Nộp ngân sách nhà nước hơn 6.533 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 16,09%, tăng 12,43% so với cùng kỳ.
Nhà máy lọc dầu đầu tư 3 tỷ USD năm 2010, sau 7 năm đi vào vận hành tổng nộp ngân sách cho nhà nước trên 6 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư ban đầu.
Tiến Dũng
enternews.vn
enternews.vn
Relate Threads