Kết quả kinh doanh của PV Gas bị "tổn thất" nặng nề bởi đà lao dốc không ngừng của giá dầu. Cùng với đó, DN này năm trước đã thu về khoản lãi bất thường đáng kể từ khoản tiền khí bao tiêu của EVN giai đoạn 1/7/2009 đến 31/3/2014.
Biên lãi gộp quý IV chỉ vỏn vẹn 11,4%
TCT Khí Việt Nam - CTCP (mã GAS - HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV. Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia cũng như lãnh đạo công ty, kết quả kinh doanh của PV Gas bị "tổn thất" nặng nề bởi đà lao dốc không ngừng của giá dầu.
Theo PV Gas, trong khi giao dịch khoảng 57 USD/thùng vào quý IV/2014 thì cùng kỳ năm 2015 giá dầu thế giới đã giảm sâu, xuống còn khoảng 30 USD/ thùng. Cũng phải nói thêm rằng, trong năm 2014, PVGas đã thu được khoản lãi bất thường lớn từ khoản tiền khí bao tiêu của EVN giai đoạn 1/7/2009 đến 31/3/2014 với tổng số tiền 3.889 tỷ đồng. Những nguyên nhân này đã khiến lợi nhuận của PV Gas giảm sâu.
Cụ thể, trong riêng quý IV, doanh thu bán hàng của DN này giảm 9,3%, đạt 17.264 tỷ đồng. Nhưng giá vốn tăng khiến biên lãi gộp sụt giảm từ 34,8% xuống còn 11,4%. Sau khi trừ đi các chi phí và thuế, lợi nhuận trước thuế quý IV của PV Gas giảm hơn 76%, còn 1.450 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý này đạt hơn 1.100 tỷ đồng, chỉ tương đương 24% cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2015, doanh thu bán hàng giảm 12,4%, đạt 64.290 tỷ đồng, trong đó hoạt động bán khí và vận chuyển khí chiếm 99,1%. Ở mảng hoạt động này, trong khi giá vốn chỉ giảm gần 3% thì doanh thu sụt giảm 11,4% do giá bán giảm. Biên lãi gộp cả năm bình quân đạt 20,8%.
Dù năm 2015, DN này đã giảm đáng kể chi phí lãi vay nhưng các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá (gấp hơn 2 lần) và dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (gấp 17,2 lần) tăng lên đột biến khiến chi phí tài chính tăng lên 645 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 23% lên 1.732 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận sau thuế cả năm 2015 chỉ đạt 8.831 tỷ đồng, giảm 38,5% so với năm 2014. LNST cổ đông công ty mẹ đạt 8.534 tỷ đồng. EPS cả năm đạt 4.370, giảm 39%. Cùng với biến động của EPS, giá cổ phiếu GAS cũng giảm hơn 50% sau 1 năm và hiện đang giao dịch ở mức 39.400 đồng/cp, tương ứng P/E 9 lần.
Với kết quả này, PVGas hoàn thành vượt 7,7% kế hoạch lợi nhuận vào... phút chót. Cuối năm 2015, DN này đã lấy ý kiến cổ đông thông qua việc điều chỉnh giảm lợi nhuận.
Tăng đầu tư, giảm tiền và sự tăng vọt của nợ xấu
Theo báo cáo của PV Gas, các khoản nợ quá hạn thanh toán nhưng chưa được thanh toán đạt 34,4 tỷ đồng trong khi đầu năm 2015 chỉ vỏn vẹn 2,36 tỷ đồng. Đây là các khoản nợ tại Gạch men Mỹ Đức, Gốm sứ Mỹ xuân, CTCP Đầu tư tài chính Công đoàn DKVN... Tuy nhiên, các khoản nợ xấu này rất nhỏ so với quy mô tổng tài sản 56.724 tỷ đồng của PV Gas.
Phần lớn tài sản hiện nằm ở các khoản tiền và tương đương tiền, tiền gửi với giá trị 23.762 tỷ đồng, chiếm 41,9%. Các khoản tiền giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 75% lên 6.620 tỷ đồng. Trong năm, PV Gas đã rót thêm gần 2.500 tỷ đồng vào Dự án Đường ống dẫn khí NCS2 và 850 tỷ đồng vào NM xử lý khí Cà Mau.
Dự án thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng Thái Bình đã được PV Gas hoàn tất và đưa vào tài sản cố định.
Xem báo cáo tài chính đầy đủ tại đây: BCTC quý IV - GAS
Biên lãi gộp quý IV chỉ vỏn vẹn 11,4%
TCT Khí Việt Nam - CTCP (mã GAS - HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV. Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia cũng như lãnh đạo công ty, kết quả kinh doanh của PV Gas bị "tổn thất" nặng nề bởi đà lao dốc không ngừng của giá dầu.
Cụ thể, trong riêng quý IV, doanh thu bán hàng của DN này giảm 9,3%, đạt 17.264 tỷ đồng. Nhưng giá vốn tăng khiến biên lãi gộp sụt giảm từ 34,8% xuống còn 11,4%. Sau khi trừ đi các chi phí và thuế, lợi nhuận trước thuế quý IV của PV Gas giảm hơn 76%, còn 1.450 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý này đạt hơn 1.100 tỷ đồng, chỉ tương đương 24% cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2015, doanh thu bán hàng giảm 12,4%, đạt 64.290 tỷ đồng, trong đó hoạt động bán khí và vận chuyển khí chiếm 99,1%. Ở mảng hoạt động này, trong khi giá vốn chỉ giảm gần 3% thì doanh thu sụt giảm 11,4% do giá bán giảm. Biên lãi gộp cả năm bình quân đạt 20,8%.
Dù năm 2015, DN này đã giảm đáng kể chi phí lãi vay nhưng các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá (gấp hơn 2 lần) và dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (gấp 17,2 lần) tăng lên đột biến khiến chi phí tài chính tăng lên 645 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 23% lên 1.732 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận sau thuế cả năm 2015 chỉ đạt 8.831 tỷ đồng, giảm 38,5% so với năm 2014. LNST cổ đông công ty mẹ đạt 8.534 tỷ đồng. EPS cả năm đạt 4.370, giảm 39%. Cùng với biến động của EPS, giá cổ phiếu GAS cũng giảm hơn 50% sau 1 năm và hiện đang giao dịch ở mức 39.400 đồng/cp, tương ứng P/E 9 lần.
Với kết quả này, PVGas hoàn thành vượt 7,7% kế hoạch lợi nhuận vào... phút chót. Cuối năm 2015, DN này đã lấy ý kiến cổ đông thông qua việc điều chỉnh giảm lợi nhuận.
Tăng đầu tư, giảm tiền và sự tăng vọt của nợ xấu
Theo báo cáo của PV Gas, các khoản nợ quá hạn thanh toán nhưng chưa được thanh toán đạt 34,4 tỷ đồng trong khi đầu năm 2015 chỉ vỏn vẹn 2,36 tỷ đồng. Đây là các khoản nợ tại Gạch men Mỹ Đức, Gốm sứ Mỹ xuân, CTCP Đầu tư tài chính Công đoàn DKVN... Tuy nhiên, các khoản nợ xấu này rất nhỏ so với quy mô tổng tài sản 56.724 tỷ đồng của PV Gas.
Phần lớn tài sản hiện nằm ở các khoản tiền và tương đương tiền, tiền gửi với giá trị 23.762 tỷ đồng, chiếm 41,9%. Các khoản tiền giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 75% lên 6.620 tỷ đồng. Trong năm, PV Gas đã rót thêm gần 2.500 tỷ đồng vào Dự án Đường ống dẫn khí NCS2 và 850 tỷ đồng vào NM xử lý khí Cà Mau.
Dự án thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng Thái Bình đã được PV Gas hoàn tất và đưa vào tài sản cố định.
Theo: Người Đồng Hành
Relate Threads