Đến thời điểm cuối tháng 10, mặt bằng giá dầu đã đạt mức gần 50 USD/thùng, tăng khá cao so với đầu năm 2016. Tuy mặt bằng giá dầu thế giới hiện nay đã phục hồi khá mạnh so với điểm đáy hồi đầu năm, nhưng cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành dầu khí chưa thực sự lấy lại những gì đã mất sau cơn bão giá dầu năm 2015. Một số cổ phiếu tuy có tăng giá so với hồi đầu năm, nhưng nếu so với thời điểm đỉnh cao hồi cuối năm 2014 thì mức giá hiện nay còn khá khiêm tốn.
Quan sát thị giá của cổ phiếu GAS (Tổng công ty Khí - Công ty cổ phần), có thể thấy, xu hướng giá đi xuống từ đầu tháng 10 đến nay, giảm từ mốc trên 70.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 66.000 đồng/cổ phiếu hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhìn trong một chu kỳ dài hạn hơn thì cổ phiếu GAS đã phục hồi khá tốt so với điểm đáy dưới 30.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1/2016. Dẫu vậy, những nhà đầu tư đã từng nắm giữ cổ phiếu này đi qua thời điểm hoàng kim giai đoạn quý III/2014, khi GAS từng thiết lập kỷ lục trên 110.000 đồng/cổ phiếu, sẽ không khỏi bùi ngùi nuối tiếc những ngày tháng tươi đẹp đã từng nếm trải.
Cổ phiếu người anh em PVD (Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí) thậm chí không thể có được kịch bản lạc quan như GAS. Sự phục hồi của PVD có vẻ ỳ ạch từ đầu năm đến nay. Nếu so với mức đáy dưới 20.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1/2016, thì mức giá khoảng hơn 24.000 đồng/cổ phiếu hiện nay của PVD thực sự chưa cải thiện được là bao. Trong khi đó, chắc hẳn nhà đầu tư sẽ rất khó để quên đi kỷ niệm đẹp khi PVD đã từng thiết lập mốc giá trên 90.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 9/2014.
Hầu như các cổ phiếu lớn họ dầu khí đều có một kịch bản tương tự như GAS và PVD, tuy mức độ có phần khác nhau đôi chút. Chẳng hạn, cổ phiếu PVS (Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí) đã rơi từ đỉnh cao trên 40.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 9/2014 xuống đáy sâu dưới 12.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 1/2016, sau đó hồi phục chậm chạp và hiện ở mức dưới 20.000 đồng/cổ phiếu.
Theo các nhà quan sát, nếu nhìn vào diễn biến giá dầu thì hiện tại, cổ phiếu dầu khí phục hồi với mức độ phù hợp với xu hướng chung của thị trường và việc hầu hết cổ phiếu vẫn còn xa mới với tới được mức đỉnh điểm đã thiết lập hồi tháng 9/2014 cũng là điều tất yếu. Lý do là, giá dầu thế giới giai đoạn hiện nay tuy hồi phục mạnh so với đáy hồi tháng 1/2016, nhưng vẫn còn thấp hơn xa so với mặt bằng giá trên 100 USD/thùng hồi quý III/2014.
Trong khi đó, giá dầu hiện nay chưa ổn định và khả năng tăng giá khá mong manh. Trong mấy ngày cuối tháng 10, giá dầu châu Á thậm chí còn có dấu hiệu đi xuống, sau khi các nước ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không có một cam kết cụ thể nào về việc cùng OPEC hạn chế sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu.
Sáng 31/10 tại thị trường Tokyo, giá dầu Brent Biển Bắc và dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 12/2016 giảm 0,7%, xuống còn lần lượt 49,35 USD/thùng và 48,34 USD/thùng.
Trước đó, ngày 27/10, các đại diện cấp cao của OPEC và 6 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác (gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga) đã hội đàm mà không đưa ra một cam kết cụ thể nào về việc cùng OPEC hạn chế sản lượng. Kết quả duy nhất của cuộc hội đàm này là nhất trí tiếp tục nhóm họp lần nữa vào tháng 11/2016 trước khi diễn ra cuộc họp của OPEC.
Rõ ràng, bối cảnh hiện nay cho thấy, khả năng “bùng cháy” của cổ phiếu dầu khí là khá mong manh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặt bằng giá dầu thế giới đã tiếp cận mốc 50 USD/thùng cũng đã là một kịch bản lạc quan.
Bà Lê Nguyệt Ánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, giá dầu chỉ cần ổn định quanh mốc 40 USD/thùng đã có thể coi là một mặt bằng giá lạc quan cho doanh nghiệp dầu khí trên sàn trong năm 2016. “Tính cho cả năm 2016, nếu giá dầu ổn định ở mức 40 USD/thùng, chúng tôi dự kiến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết (không bao gồm các doanh nghiệp chế biến khí) có thể chỉ giảm 15 - 20% so với năm 2015, nhờ nỗ lực giảm chi phí của doanh nghiệp ngành này”, bà Ánh phân tích.
Quan sát thị giá của cổ phiếu GAS (Tổng công ty Khí - Công ty cổ phần), có thể thấy, xu hướng giá đi xuống từ đầu tháng 10 đến nay, giảm từ mốc trên 70.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 66.000 đồng/cổ phiếu hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhìn trong một chu kỳ dài hạn hơn thì cổ phiếu GAS đã phục hồi khá tốt so với điểm đáy dưới 30.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1/2016. Dẫu vậy, những nhà đầu tư đã từng nắm giữ cổ phiếu này đi qua thời điểm hoàng kim giai đoạn quý III/2014, khi GAS từng thiết lập kỷ lục trên 110.000 đồng/cổ phiếu, sẽ không khỏi bùi ngùi nuối tiếc những ngày tháng tươi đẹp đã từng nếm trải.
Hầu như các cổ phiếu lớn họ dầu khí đều có một kịch bản tương tự như GAS và PVD, tuy mức độ có phần khác nhau đôi chút. Chẳng hạn, cổ phiếu PVS (Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí) đã rơi từ đỉnh cao trên 40.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 9/2014 xuống đáy sâu dưới 12.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 1/2016, sau đó hồi phục chậm chạp và hiện ở mức dưới 20.000 đồng/cổ phiếu.
Theo các nhà quan sát, nếu nhìn vào diễn biến giá dầu thì hiện tại, cổ phiếu dầu khí phục hồi với mức độ phù hợp với xu hướng chung của thị trường và việc hầu hết cổ phiếu vẫn còn xa mới với tới được mức đỉnh điểm đã thiết lập hồi tháng 9/2014 cũng là điều tất yếu. Lý do là, giá dầu thế giới giai đoạn hiện nay tuy hồi phục mạnh so với đáy hồi tháng 1/2016, nhưng vẫn còn thấp hơn xa so với mặt bằng giá trên 100 USD/thùng hồi quý III/2014.
Trong khi đó, giá dầu hiện nay chưa ổn định và khả năng tăng giá khá mong manh. Trong mấy ngày cuối tháng 10, giá dầu châu Á thậm chí còn có dấu hiệu đi xuống, sau khi các nước ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không có một cam kết cụ thể nào về việc cùng OPEC hạn chế sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu.
Sáng 31/10 tại thị trường Tokyo, giá dầu Brent Biển Bắc và dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 12/2016 giảm 0,7%, xuống còn lần lượt 49,35 USD/thùng và 48,34 USD/thùng.
Trước đó, ngày 27/10, các đại diện cấp cao của OPEC và 6 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác (gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga) đã hội đàm mà không đưa ra một cam kết cụ thể nào về việc cùng OPEC hạn chế sản lượng. Kết quả duy nhất của cuộc hội đàm này là nhất trí tiếp tục nhóm họp lần nữa vào tháng 11/2016 trước khi diễn ra cuộc họp của OPEC.
Rõ ràng, bối cảnh hiện nay cho thấy, khả năng “bùng cháy” của cổ phiếu dầu khí là khá mong manh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặt bằng giá dầu thế giới đã tiếp cận mốc 50 USD/thùng cũng đã là một kịch bản lạc quan.
Bà Lê Nguyệt Ánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, giá dầu chỉ cần ổn định quanh mốc 40 USD/thùng đã có thể coi là một mặt bằng giá lạc quan cho doanh nghiệp dầu khí trên sàn trong năm 2016. “Tính cho cả năm 2016, nếu giá dầu ổn định ở mức 40 USD/thùng, chúng tôi dự kiến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết (không bao gồm các doanh nghiệp chế biến khí) có thể chỉ giảm 15 - 20% so với năm 2015, nhờ nỗ lực giảm chi phí của doanh nghiệp ngành này”, bà Ánh phân tích.
Chí Tín - Báo Đầu tư
Relate Threads