Giá dầu thô thế giới đã giảm hơn 70% so với mùa hè năm 2014, và hiện đang ở mức 26.40USD một thùng. Theo nhà kinh tế Nariman Behravesh, tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn thế rất nhiều.
“Liệu giá dầu có thể giảm xuống chỉ còn 20USD/thùng trong năm 2016 hay không? Điều đó hoàn toàn có thể”, ông Behravesh trả lời phỏng vấn của tạp chí Business Insider tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. “Giá dầu có thể xuống đến ngưỡng 20USD, với giá đó nhiều doanh nghiệp sẽ không thể thu được lợi nhuận từ việc khai thác dầu”.
Trọng tâm của vấn đề giá dầu hiện tại chính là Ả Rập Xê út, quốc gia được cho là đã tự làm tổn thương nền kinh tế của mình. Ả Rập Xê út có vị thế ảnh hưởng lớn bởi với thị trường do sản lượng dầu mà nước này rất lớn, đến mức có thể đẩy giá lên hoặc xuống nếu cần.
Hiện tại, nền kinh tế của Ả Rập Xê út đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Mới đây, nước này tuyên bố rằng tình trạng thâm hụt ngân sách trong năm 2015 đã lên đến 98 tỉ USD. Điều này có nghĩa là họ đang chi tiêu vượt mức thu nhập bình quân đầu người của mình, và nguyên nhân chính đó là do giá dầu thấp. Chỉ cần chính phủ Ả Rập Xê út thay đổi chính sách, kinh tế của nước này có thể phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, ông Behravesh khẳng định rằng những khó khăn mà Ả Rập Xê út đang gặp phải do giá dầu thấp sẽ không khiến hoạt động khai thác dầu ngừng lại.
“Ả Rập Xê út đang nhìn về tương lai”, ông Behravesh cho biết. “Mặc dù ngân sách của họ đang thâm hụt, họ vẫn còn quỹ dự trữ đủ sức duy trì trong vòng một hoặc hai năm tới”.
“Trong tình hình hiện tại, người được lợi nhất sẽ là những người tiêu dùng ở các nước đã và đang phát triển. Trong khi đó, các nước chuyên sản xuất dầu và bán với giá cao sẽ là những người thua cuộc”, ông Behravesh khẳng định.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự góp mặt của khoảng 2.500 nhà kinh tế từ 100 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh giá dầu, một đề tài nóng hổi khác được nêu ra trong các cuộc thảo luận đó là sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Về điều này, ông Behravesh nhận định: “Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong những tháng vừa qua. Vấn đề của nước này hiện nay là khối nợ khổng lồ cùng với sản xuất công nghiệp dư thừa”.
“Nguyên nhân chính mà Trung Quốc gặp phải vấn đề tài chính là do bong bóng thị trường chứng khoán vỡ đột ngột cũng như phản ứng vội vã của chính phủ đối với sự kiện này và những ảnh hưởng của nó. Điều này đã khiến người tham gia thị trường chấn động và tỏ ra thiếu niềm tin đối với các quan chức Trung Quốc”, ông Behravesh nói thêm.
“Mối liên kết giữa Trung Quốc và các nước phát triển là rất ít. Quan hệ hợp tác tài chính giữa hai bên không mạnh, Mỹ và EU cũng không xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh có thể ổn định thị trường tài chính, thị trường quốc tế sẽ bình ổn trở lại”, nhà kinh tế học kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
“Liệu giá dầu có thể giảm xuống chỉ còn 20USD/thùng trong năm 2016 hay không? Điều đó hoàn toàn có thể”, ông Behravesh trả lời phỏng vấn của tạp chí Business Insider tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. “Giá dầu có thể xuống đến ngưỡng 20USD, với giá đó nhiều doanh nghiệp sẽ không thể thu được lợi nhuận từ việc khai thác dầu”.
Trọng tâm của vấn đề giá dầu hiện tại chính là Ả Rập Xê út, quốc gia được cho là đã tự làm tổn thương nền kinh tế của mình. Ả Rập Xê út có vị thế ảnh hưởng lớn bởi với thị trường do sản lượng dầu mà nước này rất lớn, đến mức có thể đẩy giá lên hoặc xuống nếu cần.
Tuy nhiên, ông Behravesh khẳng định rằng những khó khăn mà Ả Rập Xê út đang gặp phải do giá dầu thấp sẽ không khiến hoạt động khai thác dầu ngừng lại.
“Ả Rập Xê út đang nhìn về tương lai”, ông Behravesh cho biết. “Mặc dù ngân sách của họ đang thâm hụt, họ vẫn còn quỹ dự trữ đủ sức duy trì trong vòng một hoặc hai năm tới”.
“Trong tình hình hiện tại, người được lợi nhất sẽ là những người tiêu dùng ở các nước đã và đang phát triển. Trong khi đó, các nước chuyên sản xuất dầu và bán với giá cao sẽ là những người thua cuộc”, ông Behravesh khẳng định.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự góp mặt của khoảng 2.500 nhà kinh tế từ 100 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh giá dầu, một đề tài nóng hổi khác được nêu ra trong các cuộc thảo luận đó là sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Về điều này, ông Behravesh nhận định: “Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong những tháng vừa qua. Vấn đề của nước này hiện nay là khối nợ khổng lồ cùng với sản xuất công nghiệp dư thừa”.
“Nguyên nhân chính mà Trung Quốc gặp phải vấn đề tài chính là do bong bóng thị trường chứng khoán vỡ đột ngột cũng như phản ứng vội vã của chính phủ đối với sự kiện này và những ảnh hưởng của nó. Điều này đã khiến người tham gia thị trường chấn động và tỏ ra thiếu niềm tin đối với các quan chức Trung Quốc”, ông Behravesh nói thêm.
“Mối liên kết giữa Trung Quốc và các nước phát triển là rất ít. Quan hệ hợp tác tài chính giữa hai bên không mạnh, Mỹ và EU cũng không xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh có thể ổn định thị trường tài chính, thị trường quốc tế sẽ bình ổn trở lại”, nhà kinh tế học kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Theo: Infonet
Relate Threads