Dầu thô là một mặt hàng chiến lược, được giao dịch hàng ngày trên thị trường tài chính quốc tế với hai nghiệp vụ chủ yếu: "giao ngay" và "giao dịch kỳ hạn". Dự báo về xu hướng biến động giá dầu là vấn đề cực kỳ khó, thường diễn ra ngoài dự báo của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, cũng như các tổ chức uy tín trên thế giới. Giá dầu thấp đã tác động đến kinh tế Việt Nam và trên bình diện toàn cầu như thế nào? Trong các bài báo kỳ này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số dự báo ngắn hạn và phân tích những tác động cụ thể đến kinh tế Việt Nam.
PGS, TS. NGUYỄN ĐẮC HƯNG
KỲ 1: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN NHÂN GIÁ DẦU THẤP
Một số đánh giá tổng quan
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thị trường thế giới biến động mạnh theo hướng giảm và hiện nay đang dao động quanh mức thấp, đã tác động đa chiều đến các chủ thể của nền kinh tế Việt Nam. Một số tài liệu công bố cho thấy, dầu mỏ Việt Nam có chất lượng tốt và trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, chiếm 0,3% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, cao thứ nhì Đông Nam Á, thứ ba châu Á, thứ 28 trên thế giới.
Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô, có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới, xếp thứ 36 trên thế giới về quy mô khai thác và xếp thứ tư trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ, lại vừa là nước nhập khẩu dầu thô và xăng dầu thành phẩm.
Nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu của Việt Nam năm 2015 tăng 6% so với năm 2014, khoảng 16,4 triệu tấn, với 50% được thỏa mãn từ nhập khẩu. Năm 2016, Việt Nam chi 4,94 tỷ USD nhập khẩu gần 11,856 triệu tấn xăng dầu, giảm 7,3% về trị giá nhưng tăng 18% về sản lượng so với năm 2015. Trong khi đó, lượng xuất khẩu dầu thô trong năm 2016 đạt 6,96 triệu tấn, giảm 24,2% và kim ngạch, đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với năm 2015.
Như vậy, số liệu đó cho thấy, hiện nay và trong nhiều năm tới Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu xăng dầu, lượng dầu thô xuất khẩu chỉ bằng 50% lượng xăng dầu nhập khẩu. Thực trạng đó cho thấy, khi giá dầu trên thị trường thế giới tăng, thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam lớn hơn là Việt Nam được hưởng lợi.
Chúng ta đặt giả thiết, công nghiệp lọc hóa dầu ở Việt Nam phát triển, toàn bộ sản lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm hiện nay không xuất nữa, để chế biến tại chỗ cho tiêu dùng trong nước thì mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng xăng dầu tương ứng nữa cho tiêu dùng thị trường nội địa. Do đó, biến động giá dầu trên thị trường thế giới tăng thì về tổng thể chung nền kinh tế Việt Nam vẫn bất lợi.
Thực trạng đó cũng đặt ra giả thiết, nếu công nghiệp khai thác dầu khí của Việt Nam phát triển và khai thác, chế biến đáp ứng được toàn bộ nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng của thị trường trong nước, bước đầu có xuất khẩu thì chúng ta mới có thể cân bằng và hướng tới được lợi khi giá xăng dầu tăng.
Có thể khẳng định rằng, giá dầu giảm thì Chính phủ và các doanh nghiệp (DN) ngành khai thác dầu bị thiệt hại, nhưng đối với hầu hết các ngành kinh tế và người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, xét về tổng thể giá dầu giảm mang lại tác động bất lợi nhiều hơn đối với nền kinh tế khi số giảm thu xuất khẩu dầu thô và xăng dầu các loại nhiều hơn số giảm chi nhập khẩu nhóm hàng này.
Ví dụ của năm 2015, xấp xỉ là 446 triệu USD. Mức giảm ròng của thu từ xuất khẩu so với chi nhập khẩu này gây ảnh hưởng giảm tổng cầu và tăng trưởng so với khả năng của nền kinh tế. Song, về dài hạn sự chuyển dịch lợi ích từ khu vực Chính phủ sang khu vực DN nói chung và DN tư nhân nói riêng sẽ đem lại tác động tích cực cho nền kinh tế khi khu vực tư nhân là khu vực có hệ số ICOR thấp nhất: 3,63 lần giai đoạn 2011-2015. Cùng với hiệu quả và cơ hội kinh doanh của DN được cải thiện, thu nội địa cho NSNN từ thuế tăng, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của việc giảm thu từ xuất khẩu dầu thô đến NSNN.
Phân tích nguyên nhân giá dầu giảm thấp
Thứ nhất, dư thừa cung trong ngắn hạn đang được điều chỉnh dần.
Trong khi nhu cầu dầu thô tăng thấp do tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế mới nổi và trái đất nóng lên, khiến cầu chất đốt giảm nhanh; thì nguồn cung dầu trên thế giới lại dồi dào. Theo số liệu nghiên cứu của Morgan Stanley, tổng cung dầu lửa của thế giới năm 2015 đạt 81,2 triệu thùng/ngày, tăng 2,7% so với năm 2014; trong khi tổng cầu về dầu của thế giới đạt 80,2 triệu thùng/ngày, chỉ tăng 2,4% so với năm 2014. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu sụt giảm mạnh liên tiếp trong 2 năm 2014 và 2015, đầu năm 2016, tăng nhẹ từ đầu năm 2017 đến nay.
Thứ hai, đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế sau đó giảm.
Kinh tế Mỹ trong những năm gần đây phục hồi tích cực, là điểm sáng của kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng GDP trong năm 2015 (đạt 2,6%) và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5%. Trên cơ sở đó, trong cuộc họp ngày 16/12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% - mức tăng lần đầu tiên kể từ năm 2006. Lãi suất USD tăng đã khiến dòng vốn toàn cầu có xu hướng dịch chuyển về thị trường Mỹ, thúc đẩy đồng USD tăng giá. Tính chung trong năm 2015, đồng USD đã tăng hơn 9% so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như Yên Nhật, Euro... Đây chính là yếu tố gây áp lực giảm giá hàng hóa, trong đó có dầu thô do giá dầu được tính theo USD.
Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, đồng USD đã có một đợt tăng giá mạnh. Nhưng sau đó, đồng tiền này đã quay đầu giảm giá mạnh do dự báo nền kinh tế Mỹ suy yếu và một số nhà đầu tư nghi ngờ các chính sách kinh tế của ông Trump. Năm 2016, GDP của Mỹ tăng 1,6%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 và tụt so với năm 2015 khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,6% và năm 2017 là 2,3%. Trong thời gian gần đây, USD có xu hướng giảm giá, tác động hỗ trợ cho giá dầu tăng nhẹ và không giảm xuống mức của các năm 2014-2015.
Thứ ba, chí phí khai thác dầu thô tiếp tục giảm nhờ yếu tố công nghệ mới.
Biện pháp tiết giảm chi phí và cải tiến công nghệ đã giúp các nước sản xuất dầu thô giảm mạnh chi phí khai thác, sản xuất dầu so với trước đây. Hiện nay, chi phí khai thác dầu thô bình quân của các nước sản xuất dầu lớn đều thấp hơn 40 USD/thùng. Cụ thể, Kuwait là nước sản xuất giá dầu thấp nhất, với chỉ khoảng 8,5 USD/thùng; kế đến là Ả-Rập Saudi với 9,9 USD/thùng, Iraq với 10,7 USD/thùng, UAE 12,3 USD/thùng, Iran với 12,6 USD/thùng.
Thứ tư, Mỹ và phương Tây tiếp tục sử dụng giá dầu là công cụ để trừng phạt và làm suy yếu Nga và một số quốc giá khác.
Giá dầu sụt giảm sẽ khiến cho Nga bị thiệt hại lớn vì ngành công nghiệp năng lượng là xương sống của nền kinh tế nước này (đóng góp khoảng 25% GDP của Nga), ngành công nghiệp đã được Chính phủ đầu tư rất lớn. Nếu không duy trì, hoặc tăng được năng suất thì Nga không thể thu hồi được vốn đầu tư mà còn dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng hơn. Với mục đích như trên, việc giá dầu giảm là một trong những biện pháp trừng phạt gián tiếp khiến kinh tế Nga điêu đứng. Các nước khác, như Venezuela, Iran,… cũng bị thiệt hại tương tự.
Đón đọc kỳ tới: Đánh giá tác động của giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam
KỲ 1: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN NHÂN GIÁ DẦU THẤP
Một số đánh giá tổng quan
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thị trường thế giới biến động mạnh theo hướng giảm và hiện nay đang dao động quanh mức thấp, đã tác động đa chiều đến các chủ thể của nền kinh tế Việt Nam. Một số tài liệu công bố cho thấy, dầu mỏ Việt Nam có chất lượng tốt và trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, chiếm 0,3% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, cao thứ nhì Đông Nam Á, thứ ba châu Á, thứ 28 trên thế giới.
Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô, có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới, xếp thứ 36 trên thế giới về quy mô khai thác và xếp thứ tư trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ, lại vừa là nước nhập khẩu dầu thô và xăng dầu thành phẩm.
Nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu của Việt Nam năm 2015 tăng 6% so với năm 2014, khoảng 16,4 triệu tấn, với 50% được thỏa mãn từ nhập khẩu. Năm 2016, Việt Nam chi 4,94 tỷ USD nhập khẩu gần 11,856 triệu tấn xăng dầu, giảm 7,3% về trị giá nhưng tăng 18% về sản lượng so với năm 2015. Trong khi đó, lượng xuất khẩu dầu thô trong năm 2016 đạt 6,96 triệu tấn, giảm 24,2% và kim ngạch, đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với năm 2015.
Như vậy, số liệu đó cho thấy, hiện nay và trong nhiều năm tới Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu xăng dầu, lượng dầu thô xuất khẩu chỉ bằng 50% lượng xăng dầu nhập khẩu. Thực trạng đó cho thấy, khi giá dầu trên thị trường thế giới tăng, thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam lớn hơn là Việt Nam được hưởng lợi.
Chúng ta đặt giả thiết, công nghiệp lọc hóa dầu ở Việt Nam phát triển, toàn bộ sản lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm hiện nay không xuất nữa, để chế biến tại chỗ cho tiêu dùng trong nước thì mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng xăng dầu tương ứng nữa cho tiêu dùng thị trường nội địa. Do đó, biến động giá dầu trên thị trường thế giới tăng thì về tổng thể chung nền kinh tế Việt Nam vẫn bất lợi.
Thực trạng đó cũng đặt ra giả thiết, nếu công nghiệp khai thác dầu khí của Việt Nam phát triển và khai thác, chế biến đáp ứng được toàn bộ nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng của thị trường trong nước, bước đầu có xuất khẩu thì chúng ta mới có thể cân bằng và hướng tới được lợi khi giá xăng dầu tăng.
Có thể khẳng định rằng, giá dầu giảm thì Chính phủ và các doanh nghiệp (DN) ngành khai thác dầu bị thiệt hại, nhưng đối với hầu hết các ngành kinh tế và người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, xét về tổng thể giá dầu giảm mang lại tác động bất lợi nhiều hơn đối với nền kinh tế khi số giảm thu xuất khẩu dầu thô và xăng dầu các loại nhiều hơn số giảm chi nhập khẩu nhóm hàng này.
Ví dụ của năm 2015, xấp xỉ là 446 triệu USD. Mức giảm ròng của thu từ xuất khẩu so với chi nhập khẩu này gây ảnh hưởng giảm tổng cầu và tăng trưởng so với khả năng của nền kinh tế. Song, về dài hạn sự chuyển dịch lợi ích từ khu vực Chính phủ sang khu vực DN nói chung và DN tư nhân nói riêng sẽ đem lại tác động tích cực cho nền kinh tế khi khu vực tư nhân là khu vực có hệ số ICOR thấp nhất: 3,63 lần giai đoạn 2011-2015. Cùng với hiệu quả và cơ hội kinh doanh của DN được cải thiện, thu nội địa cho NSNN từ thuế tăng, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của việc giảm thu từ xuất khẩu dầu thô đến NSNN.
Phân tích nguyên nhân giá dầu giảm thấp
Thứ nhất, dư thừa cung trong ngắn hạn đang được điều chỉnh dần.
Trong khi nhu cầu dầu thô tăng thấp do tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế mới nổi và trái đất nóng lên, khiến cầu chất đốt giảm nhanh; thì nguồn cung dầu trên thế giới lại dồi dào. Theo số liệu nghiên cứu của Morgan Stanley, tổng cung dầu lửa của thế giới năm 2015 đạt 81,2 triệu thùng/ngày, tăng 2,7% so với năm 2014; trong khi tổng cầu về dầu của thế giới đạt 80,2 triệu thùng/ngày, chỉ tăng 2,4% so với năm 2014. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu sụt giảm mạnh liên tiếp trong 2 năm 2014 và 2015, đầu năm 2016, tăng nhẹ từ đầu năm 2017 đến nay.
Thứ hai, đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế sau đó giảm.
Kinh tế Mỹ trong những năm gần đây phục hồi tích cực, là điểm sáng của kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng GDP trong năm 2015 (đạt 2,6%) và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5%. Trên cơ sở đó, trong cuộc họp ngày 16/12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% - mức tăng lần đầu tiên kể từ năm 2006. Lãi suất USD tăng đã khiến dòng vốn toàn cầu có xu hướng dịch chuyển về thị trường Mỹ, thúc đẩy đồng USD tăng giá. Tính chung trong năm 2015, đồng USD đã tăng hơn 9% so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như Yên Nhật, Euro... Đây chính là yếu tố gây áp lực giảm giá hàng hóa, trong đó có dầu thô do giá dầu được tính theo USD.
Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, đồng USD đã có một đợt tăng giá mạnh. Nhưng sau đó, đồng tiền này đã quay đầu giảm giá mạnh do dự báo nền kinh tế Mỹ suy yếu và một số nhà đầu tư nghi ngờ các chính sách kinh tế của ông Trump. Năm 2016, GDP của Mỹ tăng 1,6%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 và tụt so với năm 2015 khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,6% và năm 2017 là 2,3%. Trong thời gian gần đây, USD có xu hướng giảm giá, tác động hỗ trợ cho giá dầu tăng nhẹ và không giảm xuống mức của các năm 2014-2015.
Thứ ba, chí phí khai thác dầu thô tiếp tục giảm nhờ yếu tố công nghệ mới.
Biện pháp tiết giảm chi phí và cải tiến công nghệ đã giúp các nước sản xuất dầu thô giảm mạnh chi phí khai thác, sản xuất dầu so với trước đây. Hiện nay, chi phí khai thác dầu thô bình quân của các nước sản xuất dầu lớn đều thấp hơn 40 USD/thùng. Cụ thể, Kuwait là nước sản xuất giá dầu thấp nhất, với chỉ khoảng 8,5 USD/thùng; kế đến là Ả-Rập Saudi với 9,9 USD/thùng, Iraq với 10,7 USD/thùng, UAE 12,3 USD/thùng, Iran với 12,6 USD/thùng.
Thứ tư, Mỹ và phương Tây tiếp tục sử dụng giá dầu là công cụ để trừng phạt và làm suy yếu Nga và một số quốc giá khác.
Giá dầu sụt giảm sẽ khiến cho Nga bị thiệt hại lớn vì ngành công nghiệp năng lượng là xương sống của nền kinh tế nước này (đóng góp khoảng 25% GDP của Nga), ngành công nghiệp đã được Chính phủ đầu tư rất lớn. Nếu không duy trì, hoặc tăng được năng suất thì Nga không thể thu hồi được vốn đầu tư mà còn dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng hơn. Với mục đích như trên, việc giá dầu giảm là một trong những biện pháp trừng phạt gián tiếp khiến kinh tế Nga điêu đứng. Các nước khác, như Venezuela, Iran,… cũng bị thiệt hại tương tự.
Đón đọc kỳ tới: Đánh giá tác động của giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads