Năm 2015, động thái nổi bật và xuyên suốt chủ đạo trên thị trường dầu thô thế giới vẫn là tình trạng cung vượt cầu. Giá cả lúc tăng, lúc giảm và tính đến đầu tháng 12.2015, giá dầu thô toàn cầu đã sụt giảm 1/3 so với tháng 5.2015 và vẫn chưa bằng một nửa so với cách đây 1 năm.
Cung vượt cầu kéo giá giảm sâu
Nguyên nhân khiến giá dầu thấp và có xu hướng giảm bao gồm: Triển vọng tích cực từ kinh tế Mỹ và đà tăng giá trở lại của đồng USD, cộng với sự gia tăng sản lượng dầu khí đá phiến và kỳ vọng tăng nguồn cung từ việc đạt được thỏa thuận hạt nhân, sự tham gia trở lại của Iran trên thị trường dầu mỏ thế giới. Việc duy trì sản lượng khai thác của OPEC với tổng sản lượng của 12 thành viên khối OPEC là 31,72 triệu thùng/ngày trong tháng 9.2015 (chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng dầu thô khai thác của thế giới) trong khi nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm.
Tổng cộng, trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng dầu thô toàn cầu đã tăng 1,8% cho dù giá dầu giảm hơn 15% và 60% kể từ khi giá dầu đạt mức đỉnh điểm hồi tháng 6.2014. Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11.2015 trên sàn Nymex (WTI) hiện đã giảm nhẹ 2 xu xuống 46.64 USD/thùng, đánh dấu phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp... Đặc biệt, theo tờ Financial Times, do tình trạng quá tải các kho dự trữ, mà hiện hơn 100 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu đang “lênh đênh” trên các tàu chở dầu cỡ lớn, tăng gấp đôi so với hồi đầu năm 2015 và tương đương hơn 1 ngày cung dầu toàn cầu. Thậm chí, các công ty buôn bán dầu phải đề nghị các tàu đi thật chậm để có thời gian xử lý vấn đề kho chứa.
Trong thời gian trước mắt, như Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA vừa cảnh báo, giá dầu sẽ còn chịu áp lực giảm do khí hậu toàn cầu ấm lên, ngày một nhiều nguồn năng lượng sạch được sản xuất ra và các thiết bị tiết kiệm năng lượng được sử dụng, nền kinh tế của Trung Quốc và nhiều nước mới nổi đang chững lại, khiến nhu cầu tiêu thụ giảm xuống. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2016 trung bình 95,7 triệu thùng/ngày. Tổng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ giảm 500.000 thùng/ngày trong năm tới, mạnh nhất từ năm 1992. Đồng thời, sản lượng dầu của Mỹ năm 2016 sẽ giảm còn 12,56 triệu thùng/ngày, từ mức 12,75 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Từ nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%, và ước chỉ tăng 5% trong 2 thập kỷ tới (nhu cầu dầu của thế giới sẽ không đạt ngưỡng 103,5 triệu thùng/ngày cho đến năm 2040, từ mức 94,5 triệu thùng dầu/ngày hiện nay. Đến năm 2040, nhu cầu dầu của nhóm nước công nghiệp có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày); tức nhu cầu thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục từ mức thấp hiện nay. Theo IEA, giá dầu sẽ ở quanh mức khoảng 50USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này và cho đến tận năm 2040 vẫn chưa đạt mốc 85USD/thùng.
Giá dầu thấp khó có khả năng kéo dài vì tính phi kinh tế
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Bin Saleh al-Sada, hiện là quyền Chủ tịch OPEC, cho rằng giá dầu hiện đã chạm đáy và có thể sẽ phục hồi vào năm 2016. Tổng Thư ký OPEC cho biết sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất ngoài khối đã tăng 6 triệu thùng/ngày trong vòng 6 năm qua và đây là nguyên nhân then chốt gây biến động thị trường hiện nay.
Về tổng thể, động thái chủ đạo nổi bật trên thị trường xăng dầu toàn cầu năm 2016 dù tiếp tục xu hướng cung vượt cầu, nhưng sẽ cân bằng hơn, giá cả sẽ ổn định và tăng nhẹ. Giá xăng dầu thấp như vừa qua khó kéo dài bởi tính phi kinh tế (dưới giá thành sản xuất trung bình thế giới từ 30 -70USD/thùng cho công nghệ truyền thống và 60 - 100USD cho công nghệ khai thác mới dầu khí đá phiến. Vừa qua hơn một nửa số giàn khoan dầu khí đá phiến trên thế giới đã bị đóng cửa vì thua lỗ càng là cơ sở vững chắc cho nhận định này).
Hơn nữa, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ sớm có sự cải thiện dần quan hệ căng thẳng và cấm vận kinh tế không bình thường hiện nay giữa các nước Mỹ, Nga, EU và Ukraina. Dù Iran sẽ nỗ lực tăng xuất khẩu dầu nhờ được nới trừng phạt, song tổng lượng cung cũng khó tăng do có thể OPEC sẽ cắt giảm sản lượng và hơn nửa giàn khoan dầu khí đá phiến trên thế giới đã bị đóng cửa do thua lỗ. Trong tương quan đó, giá cả xăng dầu thế giới bình quân sẽ có xu hướng ổn định và tăng nhẹ vào cuối năm 2016.
Là nước nhập khẩu dầu thô và còn nhập khẩu 2/3 tổng cầu xăng dầu thành phẩm hằng năm, giá dầu giảm giúp Việt Nam giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các hoạt động tiêu dùng trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xăng dầu của người dân, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu; đồng thời, giảm áp lực lạm phát chi phí và lạm phát ngoại nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, giá dầu thô giảm 1USD khiến Việt Nam hụt thu khoảng 1.000 tỉ đồng. Trong 12 tháng năm 2015, sản lượng khai thác dầu thô Việt Nam tăng 7%, nhưng xuất khẩu dầu thô giảm khoảng 0,2% về lượng và giảm 48,3% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2014, đạt tổng thu khoảng 66.000 tỉ đồng, hụt thu khoảng 3% so với dự toán đầu năm và chiếm 6% tổng thu NSNN năm 2015; song Bộ Tài chính khẳng định với giá dầu như hiện nay, thu ngân sách vẫn đảm bảo theo kế hoạch đặt ra và quyết tâm thực hiện vượt thu 8%.
Cung vượt cầu kéo giá giảm sâu
Nguyên nhân khiến giá dầu thấp và có xu hướng giảm bao gồm: Triển vọng tích cực từ kinh tế Mỹ và đà tăng giá trở lại của đồng USD, cộng với sự gia tăng sản lượng dầu khí đá phiến và kỳ vọng tăng nguồn cung từ việc đạt được thỏa thuận hạt nhân, sự tham gia trở lại của Iran trên thị trường dầu mỏ thế giới. Việc duy trì sản lượng khai thác của OPEC với tổng sản lượng của 12 thành viên khối OPEC là 31,72 triệu thùng/ngày trong tháng 9.2015 (chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng dầu thô khai thác của thế giới) trong khi nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm.
Tổng cộng, trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng dầu thô toàn cầu đã tăng 1,8% cho dù giá dầu giảm hơn 15% và 60% kể từ khi giá dầu đạt mức đỉnh điểm hồi tháng 6.2014. Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11.2015 trên sàn Nymex (WTI) hiện đã giảm nhẹ 2 xu xuống 46.64 USD/thùng, đánh dấu phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp... Đặc biệt, theo tờ Financial Times, do tình trạng quá tải các kho dự trữ, mà hiện hơn 100 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu đang “lênh đênh” trên các tàu chở dầu cỡ lớn, tăng gấp đôi so với hồi đầu năm 2015 và tương đương hơn 1 ngày cung dầu toàn cầu. Thậm chí, các công ty buôn bán dầu phải đề nghị các tàu đi thật chậm để có thời gian xử lý vấn đề kho chứa.
Từ nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%, và ước chỉ tăng 5% trong 2 thập kỷ tới (nhu cầu dầu của thế giới sẽ không đạt ngưỡng 103,5 triệu thùng/ngày cho đến năm 2040, từ mức 94,5 triệu thùng dầu/ngày hiện nay. Đến năm 2040, nhu cầu dầu của nhóm nước công nghiệp có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày); tức nhu cầu thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục từ mức thấp hiện nay. Theo IEA, giá dầu sẽ ở quanh mức khoảng 50USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này và cho đến tận năm 2040 vẫn chưa đạt mốc 85USD/thùng.
Giá dầu thấp khó có khả năng kéo dài vì tính phi kinh tế
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Bin Saleh al-Sada, hiện là quyền Chủ tịch OPEC, cho rằng giá dầu hiện đã chạm đáy và có thể sẽ phục hồi vào năm 2016. Tổng Thư ký OPEC cho biết sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất ngoài khối đã tăng 6 triệu thùng/ngày trong vòng 6 năm qua và đây là nguyên nhân then chốt gây biến động thị trường hiện nay.
Về tổng thể, động thái chủ đạo nổi bật trên thị trường xăng dầu toàn cầu năm 2016 dù tiếp tục xu hướng cung vượt cầu, nhưng sẽ cân bằng hơn, giá cả sẽ ổn định và tăng nhẹ. Giá xăng dầu thấp như vừa qua khó kéo dài bởi tính phi kinh tế (dưới giá thành sản xuất trung bình thế giới từ 30 -70USD/thùng cho công nghệ truyền thống và 60 - 100USD cho công nghệ khai thác mới dầu khí đá phiến. Vừa qua hơn một nửa số giàn khoan dầu khí đá phiến trên thế giới đã bị đóng cửa vì thua lỗ càng là cơ sở vững chắc cho nhận định này).
Hơn nữa, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ sớm có sự cải thiện dần quan hệ căng thẳng và cấm vận kinh tế không bình thường hiện nay giữa các nước Mỹ, Nga, EU và Ukraina. Dù Iran sẽ nỗ lực tăng xuất khẩu dầu nhờ được nới trừng phạt, song tổng lượng cung cũng khó tăng do có thể OPEC sẽ cắt giảm sản lượng và hơn nửa giàn khoan dầu khí đá phiến trên thế giới đã bị đóng cửa do thua lỗ. Trong tương quan đó, giá cả xăng dầu thế giới bình quân sẽ có xu hướng ổn định và tăng nhẹ vào cuối năm 2016.
Là nước nhập khẩu dầu thô và còn nhập khẩu 2/3 tổng cầu xăng dầu thành phẩm hằng năm, giá dầu giảm giúp Việt Nam giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các hoạt động tiêu dùng trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xăng dầu của người dân, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu; đồng thời, giảm áp lực lạm phát chi phí và lạm phát ngoại nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, giá dầu thô giảm 1USD khiến Việt Nam hụt thu khoảng 1.000 tỉ đồng. Trong 12 tháng năm 2015, sản lượng khai thác dầu thô Việt Nam tăng 7%, nhưng xuất khẩu dầu thô giảm khoảng 0,2% về lượng và giảm 48,3% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2014, đạt tổng thu khoảng 66.000 tỉ đồng, hụt thu khoảng 3% so với dự toán đầu năm và chiếm 6% tổng thu NSNN năm 2015; song Bộ Tài chính khẳng định với giá dầu như hiện nay, thu ngân sách vẫn đảm bảo theo kế hoạch đặt ra và quyết tâm thực hiện vượt thu 8%.
Theo T.S Nguyễn Minh Phong
Relate Threads