Với việc giá dầu thô và khí gas tự nhiên tăng, nhiều dự án khai thác dầu khí được đầu tư. Điều này kéo theo nhu cầu ống thép sử dụng làm đường ống dẫn dầu khí cũng tăng theo.
Nhu cầu ống thép sử dụng làm đường ống dẫn dầu và khi gas tự nhiên đang tăng trở lại do nhiều dự án khai thác mới được triển khai ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
Nhiều nhà máy đang tăng giá ống thép trong đó Nippon Steel & Sumitomo Metal lên kế hoạch tăng 10%.
Giá dầu tăng 80% từ đầu năm 2016 đến nay do OPEC và 10 quốc gia xuất khẩu dầu khí khác cắt giảm giảm sản lượng. Kèm theo đó, căng thẳng địa chính trị khu vực Trung Đông thời gian gần đây góp phần tạo đà thúc đẩy giá dầu. Cụ thể, hôm 11/4, giá dầu Brent tăng lên 72 USD/thùng- ngưỡng cao nhất kể từ cuối năm 2014.
Giá khí gas tự nhiên giữ ở mức cao do nhu cầu ở Trung Quốc lớn. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thực hiện chiến dịch giảm ô nhiễm không khí, chuyển từ sử dụng than sang khí gas tự nhiên.
Kenji Hanada, giám đốc marketing khối kinh doanh thép ống của Nippon Steel, cho biết nhu cầu ống thép tại Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia rất lớn. Đặc biệt, công ty kỳ vọng nhiều vào các dự án khai thác dầu khí tại Ấn Độ. Cùng lúc đó, giá ống thép ở Trung Quốc cũng tăng do chính phủ cắt giảm sản lượng.
Nhà máy sản xuất ống thép của Nippon Steel tại Wakayama Prefecture đã hoạt động hết công suất kể từ tháng 4/2017.
Nửa đầu năm tài khóa 2018, công ty kỳ vọng số đơn đặt hàng khu vực châu Á tăng 40% so với 6 tháng trước. Bên cạnh đó, Nippon Steel dự định nâng giá thép 10% so với 6 tháng cuối năm 2017.
Đối thủ khác của Nippon Steel là Tenaris và Vallourec of France cũng công bố kế hoạch tăng giá. Tuy nhiên, rủi ro triển vọng thị trường thép ống chính là căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang, tạo lực cản đối với nhu cầu dầu thô kéo theo tiến độ thực hiện các dự án khai thác dầu khí cũng ảnh hưởng.
Nhu cầu ống thép sử dụng làm đường ống dẫn dầu và khi gas tự nhiên đang tăng trở lại do nhiều dự án khai thác mới được triển khai ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
Giá dầu tăng 80% từ đầu năm 2016 đến nay do OPEC và 10 quốc gia xuất khẩu dầu khí khác cắt giảm giảm sản lượng. Kèm theo đó, căng thẳng địa chính trị khu vực Trung Đông thời gian gần đây góp phần tạo đà thúc đẩy giá dầu. Cụ thể, hôm 11/4, giá dầu Brent tăng lên 72 USD/thùng- ngưỡng cao nhất kể từ cuối năm 2014.
Kenji Hanada, giám đốc marketing khối kinh doanh thép ống của Nippon Steel, cho biết nhu cầu ống thép tại Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia rất lớn. Đặc biệt, công ty kỳ vọng nhiều vào các dự án khai thác dầu khí tại Ấn Độ. Cùng lúc đó, giá ống thép ở Trung Quốc cũng tăng do chính phủ cắt giảm sản lượng.
Nhà máy sản xuất ống thép của Nippon Steel tại Wakayama Prefecture đã hoạt động hết công suất kể từ tháng 4/2017.
Nửa đầu năm tài khóa 2018, công ty kỳ vọng số đơn đặt hàng khu vực châu Á tăng 40% so với 6 tháng trước. Bên cạnh đó, Nippon Steel dự định nâng giá thép 10% so với 6 tháng cuối năm 2017.
Đối thủ khác của Nippon Steel là Tenaris và Vallourec of France cũng công bố kế hoạch tăng giá. Tuy nhiên, rủi ro triển vọng thị trường thép ống chính là căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang, tạo lực cản đối với nhu cầu dầu thô kéo theo tiến độ thực hiện các dự án khai thác dầu khí cũng ảnh hưởng.
Đức Quỳnh/Nikkei
NDH.vn
NDH.vn
Relate Threads