Những ngày cuối năm 1975, đầu 1976, những người dân sống bên các sông lớn của ĐBSCL và ven biển phía nam tròn mắt khi thấy những đoàn tàu giống “giang thuyền” của hải quân VNCH ngày xưa rồng rắn xuôi ngược nhưng chỉ để... khoan chọc. Hỏi ra mới biết đó là hoạt động khảo sát của các đoàn địa chất dầu khí khu vực miền Nam.
Những chuyện không lường được
Đầu tháng 12.1975, Tổng cục Dầu khí và Công ty CGG (Pháp) ký hợp đồng khảo sát địa chấn ở ĐBSCL và vùng Đông Nam bộ. Đoàn địa vật lý 22 thuộc Công ty dầu khí nam VN chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện và lập ra Đội địa chất biển 42 người, do ông Nguyễn Đăng Liệu chỉ huy, trực tiếp làm việc với kỹ sư, thủy thủ nước ngoài trên phương tiện khảo sát là tàu địa chấn 2 thân Gémeaux (thuê với giá 1.060.000 franc/tháng).
Hội nghị tổng kết công tác thăm dò dầu khí trên công trường thăm dò dầu khí tại ĐBSCL cuối năm 1978
TƯ LIỆU PVN
Ngày 8.3.1976, tàu khảo sát ra khơi để nổ phát đầu tiên trên tuyến địa chấn 04 liên kết cấu tạo Bạch Hổ với ĐBSCL. Xuất phát từ cảng Sài Gòn, cả đoàn hơn 20 tàu rồng rắn kéo nhau ra biển với sự dẫn đường và bảo vệ của hải quân. Quá trưa đến Bạch Hổ, nổ phát đầu tiên. Công việc rất trôi chảy vì biển lặng, mặt nước phẳng lì như hồ. Ông Trương Minh, trưởng đoàn khảo sát lúc bấy giờ, kể lại: “Thuyền trưởng người Pháp thấy biển lặng lại rất lo, thông báo mọi người cẩn thận vì đó là hiện tượng sắp có giông tố. Y như rằng, xế chiều mây đen ùn ùn kéo đến, gió giật, mưa mịt mù đầy trời, sóng lớn phủ lên boong khiến tàu Gémeaux không cập được vào mạn “đốc nổi”, có nguy cơ bị vỡ tàu. Thuyền trưởng yêu cầu bắn pháo hiệu cấp cứu. Do pháo hiệu ghi bằng tiếng Đức nên phải dìu kỹ sư Trần Tống Thiều (học ở CHDC Đức mới về) đang say sóng vật vã lên thao tác. Say sóng không đứng vững, anh Thiều đánh vần chữ tác chữ tộ, đáng lẽ bắn màu đỏ cấp cứu lại bắn màu xanh bình yên, bị anh em la mắng luống cuống nên bắn thêm phát màu trắng vô sự, khiến thuyền trưởng càng điên tiết.
Khi bắn được pháo hiệu màu đỏ, tàu hải quân bảo vệ không hiểu 3 phát súng tín hiệu là gì và cố gắng liên lạc hỏi để nắm tình hình nhưng cũng muộn, không thể tiếp cận ứng cứu. Tàu phải chạy loanh quanh cắt ngang sóng để tránh (nếu dọc sóng sẽ bị lật và đánh chìm ngay tức thì), khiến mọi người say sóng, nôn cả mật xanh mật vàng.
“Đội trưởng Nguyễn Đăng Liệu say thì chớ. Đội phó Đồ Chí Hiếu vừa say vừa kêu cứu vì đau bụng, uống thuốc gì cũng không ngớt kêu. Tôi cầm bộ đàm chạy quanh boong tàu để liên lạc với bác sĩ trên tàu hải quân nhưng cũng không được, trong khi đó “đốc nổi” thì đứt néo trôi về phía Phú Quý, không cách nào liên lạc. Nếu không trở về đất liền kịp thời sẽ rất nguy hiểm”, ông Trương Minh kể và bật mí: “Quyết định trở về rất quan trọng và tế nhị bởi theo hợp đồng, nếu tàu Pháp không chịu được sóng gió quay về cảng thì họ chịu tiền. Nếu ta lệnh về thì sẽ phải trả 35.000 quan Pháp/ngày chờ tại bến”.
Rút cục, ông Trương Minh phải xin ý kiến anh em và quyết định cho tàu về bờ cập vào cảng Vũng Tàu. Tàu vừa vào đến phao số 0 thì tàu biên phòng lao quanh bắt giữ với lý do “tàu ngoại quốc không cắm cờ VN, không có giấy tờ mang theo”. Cả đoàn người cả Tây lẫn ta bị nhốt trong đồn, nguyên ngày đêm không cơm nước, tắm rửa chờ cấp trên giải quyết. Hôm sau, khi đại diện tổng cục xuống giải quyết, mọi người mới được thả ra, vừa lúc “đốc nổi” được kéo về. Tất cả nhảy cẫng reo hò...
Cán bộ địa chất dầu khí dùng xuồng khảo sát tại khu vực Cà Mau, năm 1978
Những kỷ niệm khó quên
Ông Lê Văn Hùng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm dầu khí, nhớ lại: Tháng 4.1981, đoàn cán bộ liên hợp gồm cán bộ VN và chuyên gia Liên Xô đi khảo sát các điểm định vị ven biển để phục vụ việc triển khai các hoạt động về địa chấn và khoan tìm kiếm thăm dò. Phía bạn có ông O.O.Seremeta, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí biển. Phía VN có ông Phạm Văn Diêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí; ông Ngô Thường San, Phó giám đốc Công ty dầu khí 2 và ông Huỳnh Bá Oai, cán bộ Cục Bảo vệ an ninh kinh tế, Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Khi tàu rời khỏi điểm định vị Kê Gà (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thì bị hỏng máy. Đến tối vẫn không sửa được nên dập dềnh ven bờ biển khiến dân quân tưởng là tàu nước ngoài chở người nhái xâm nhập, gõ kẻng báo động và nổ súng tấn công. Cả đoàn vừa say sóng vừa nằm rạp nguyên đêm tránh đạn. Mãi tới sáng, tàu cá chở dân quân lăm lăm AR-15 chạy ra xem “bọn người nhái chết hết chưa”, khi chạm mặt nhau và kiểm tra mới biết nhầm và kéo về cửa biển Hàm Tân.
Rải dây tiến hành đo đạc thăm dò địa chấn của công nhân dầu khí, năm 1975
Trong ký ức của mình, ông Nguyễn Trọng Tưởng, nguyên Liên đoàn phó Liên đoàn Địa chất 36, kể: Cuối năm 1976, ông đưa trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô của Liên đoàn 36 G.A.Kostronmin vào khảo sát vị trí giếng khoan Cửu Long 1 ở Cà Cối, Trà Vinh. Lúc này tình hình an ninh rất phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc bảo vệ chuyên gia được công an Vĩnh Long - Trà Vinh bố trí rất chặt chẽ. Khi ca nô vừa cập bờ, chuyên gia Liên Xô bước lên thì một ông già đang trồng cây ven kinh vứt cuốc chạy, hô to: “Mỹ đã trở lại đây rồi” khiến công an rất vất vả mới giữ lại giải thích: “Đây là bạn Liên Xô, giúp ta đánh thắng Mỹ và giờ sang giúp ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiểu ra, ông cụ Nam bộ nhiệt tình cho chuyên gia mượn cốc đóng cọc tre làm mốc cho giếng khoan Cửu Long 1. (còn tiếp)
Những chuyện không lường được
Đầu tháng 12.1975, Tổng cục Dầu khí và Công ty CGG (Pháp) ký hợp đồng khảo sát địa chấn ở ĐBSCL và vùng Đông Nam bộ. Đoàn địa vật lý 22 thuộc Công ty dầu khí nam VN chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện và lập ra Đội địa chất biển 42 người, do ông Nguyễn Đăng Liệu chỉ huy, trực tiếp làm việc với kỹ sư, thủy thủ nước ngoài trên phương tiện khảo sát là tàu địa chấn 2 thân Gémeaux (thuê với giá 1.060.000 franc/tháng).
Hội nghị tổng kết công tác thăm dò dầu khí trên công trường thăm dò dầu khí tại ĐBSCL cuối năm 1978
TƯ LIỆU PVN
Khi bắn được pháo hiệu màu đỏ, tàu hải quân bảo vệ không hiểu 3 phát súng tín hiệu là gì và cố gắng liên lạc hỏi để nắm tình hình nhưng cũng muộn, không thể tiếp cận ứng cứu. Tàu phải chạy loanh quanh cắt ngang sóng để tránh (nếu dọc sóng sẽ bị lật và đánh chìm ngay tức thì), khiến mọi người say sóng, nôn cả mật xanh mật vàng.
“Đội trưởng Nguyễn Đăng Liệu say thì chớ. Đội phó Đồ Chí Hiếu vừa say vừa kêu cứu vì đau bụng, uống thuốc gì cũng không ngớt kêu. Tôi cầm bộ đàm chạy quanh boong tàu để liên lạc với bác sĩ trên tàu hải quân nhưng cũng không được, trong khi đó “đốc nổi” thì đứt néo trôi về phía Phú Quý, không cách nào liên lạc. Nếu không trở về đất liền kịp thời sẽ rất nguy hiểm”, ông Trương Minh kể và bật mí: “Quyết định trở về rất quan trọng và tế nhị bởi theo hợp đồng, nếu tàu Pháp không chịu được sóng gió quay về cảng thì họ chịu tiền. Nếu ta lệnh về thì sẽ phải trả 35.000 quan Pháp/ngày chờ tại bến”.
Rút cục, ông Trương Minh phải xin ý kiến anh em và quyết định cho tàu về bờ cập vào cảng Vũng Tàu. Tàu vừa vào đến phao số 0 thì tàu biên phòng lao quanh bắt giữ với lý do “tàu ngoại quốc không cắm cờ VN, không có giấy tờ mang theo”. Cả đoàn người cả Tây lẫn ta bị nhốt trong đồn, nguyên ngày đêm không cơm nước, tắm rửa chờ cấp trên giải quyết. Hôm sau, khi đại diện tổng cục xuống giải quyết, mọi người mới được thả ra, vừa lúc “đốc nổi” được kéo về. Tất cả nhảy cẫng reo hò...
Cán bộ địa chất dầu khí dùng xuồng khảo sát tại khu vực Cà Mau, năm 1978
Ông Lê Văn Hùng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm dầu khí, nhớ lại: Tháng 4.1981, đoàn cán bộ liên hợp gồm cán bộ VN và chuyên gia Liên Xô đi khảo sát các điểm định vị ven biển để phục vụ việc triển khai các hoạt động về địa chấn và khoan tìm kiếm thăm dò. Phía bạn có ông O.O.Seremeta, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí biển. Phía VN có ông Phạm Văn Diêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí; ông Ngô Thường San, Phó giám đốc Công ty dầu khí 2 và ông Huỳnh Bá Oai, cán bộ Cục Bảo vệ an ninh kinh tế, Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Khi tàu rời khỏi điểm định vị Kê Gà (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thì bị hỏng máy. Đến tối vẫn không sửa được nên dập dềnh ven bờ biển khiến dân quân tưởng là tàu nước ngoài chở người nhái xâm nhập, gõ kẻng báo động và nổ súng tấn công. Cả đoàn vừa say sóng vừa nằm rạp nguyên đêm tránh đạn. Mãi tới sáng, tàu cá chở dân quân lăm lăm AR-15 chạy ra xem “bọn người nhái chết hết chưa”, khi chạm mặt nhau và kiểm tra mới biết nhầm và kéo về cửa biển Hàm Tân.
Rải dây tiến hành đo đạc thăm dò địa chấn của công nhân dầu khí, năm 1975
“Năm 1976, khi trình bày phương án khảo sát địa vật lý ở ĐBSCL, chúng tôi có nêu khó khăn khi vận chuyển các thiết bị trên vùng đầm lầy sông nước Nam bộ. Nghe vậy, Bộ trưởng Đinh Đức Thiện lệnh dùng ngay xe quệt có đôi thanh trượt trên sình lầy và kéo bằng trâu để vận chuyển. Máy móc điện tử chuyên dụng có độ chính xác cao thì không thể vận chuyển theo kiểu… chở lúa chở phân thủ công này, nhưng lệnh của Bộ trưởng thì phải chấp hành. Trung tá Trần Thành, khi đó là Bí thư Đảng bộ Đoàn dầu khí ĐBSCL, bàn cách giải quyết là mua 2 con trâu chuẩn bị cho việc vận chuyển máy địa chấn, nhưng 3 tháng sau báo cáo là trâu què chân, không sử dụng được nữa và đã mổ thịt. Sau đó, Bộ trưởng cử thư ký vào kiểm tra và quyết định kỷ luật lãnh đạo Đoàn dầu khí ĐBSCL. Tuy nhiên, không biết lý do gì mà quyết định này không được thi hành”.
(Ông Nguyễn Đình Long, nguyên Đoàn phó Đoàn dầu khí ĐBSCL)
Báo Thanh Niên
Đính kèm
Relate Threads