Năm 2016, BSC dự báo doanh thu của GSP đạt khoảng 1,132 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm trước), biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức 12%, bằng với năm 2015.
Nhu cầu tiêu thụ khí LPG nội địa dự báo tăng trong năm 2016 nhờ giá dầu ở mức thấp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lượng sạch như khí hóa lỏng LPG. Theo Viện dầu khí Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ khí LPG năm 2020 sẽ đạt 2.2 triệu tấn, tương đương với CAGR giai đoạn 2015-2020 đạt 8%. El Nino dự báo kéo dài đến giữa năm 2016 làm ảnh hưởng tới sản xuất của các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện phải tăng công suất để bù đắp thiếu hụt từ thủy điện, tăng nhu cầu sử dụng khí.
Kết quả kinh doanh 2015 của Công ty cổ phần Vận tải Sản phẩm khí quốc tế (mã GSP - HOSE) tăng nhanh với lợi thế độc quyền vận tải khí LPG. Trong khi phần lớn các công ty vận tải biển trong nước chịu lỗ trong năm 2015 do khó khăn chung của vận tải biển thế giới và tăng tỷ giá USD/VND, kết thúc năm 2015, GSP đạt doanh thu thuần 1.063 tỷ đồng (tăng 13,25% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 88 tỷ đồng (tăng 57% so với năm trước).
Tiềm năng tăng trưởng năm 2016
Năm 2016, GSP đặt kế hoạch doanh thu đạt 1,000 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với thực hiện năm 2015, trong đó doanh thu từ dịch vụ vận tải đạt 569 tỷ đồng, dịch vụ thương mại đạt 415 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 65.6 tỷ, giảm 1.6% so với năm 2015, tỷ lệ chia cổ tức 12%.
BSC cho rằng, kế hoạch kinh doanh của GSP thấp hơn so với tiềm năng tăng trưởng do: Doanh thu của GSP dự báo tăng trưởng nhanh trong năm 2016. Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch đầu tư tăng công suất đội tầu đáp ứng tăng nhu cầu vận chuyển.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 71 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước
Hiện nay, doanh thu dịch vụ vận tải của GSP chủ yếu đến từ vận chuyển khí LPG cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và PV Gas Trading. GSP sở hữu 7 tầu với tuổi tầu khá cao, khoảng trên 20 tuổi, trong đó 5 tầu cho thuê định hạn (5 năm với Dung Quất và 1 năm với PV Gas) với giá cước điều chỉnh theo giá nhiên liệu công bố bởi liên bộ Tài Chính- Công Thương, và 2 tầu chạy chuyến. Mảng kinh doanh khí LPG chỉ đem lại lợi nhuận rất nhỏ cho GSP, khoảng 2 tỷ mỗi năm.
Năm 2016, BSC dự báo doanh thu đạt khoảng 1,132 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm trước), biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức 12%, bằng với năm 2015. Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, BSC dự báo sản lượng vận chuyển đạt khoảng 440,000 tấn, bằng với công suất sản xuất khí LPG của Dung Quất hàng năm.
Trong năm 2016, nhà máy Dung Quất dự báo hoạt động 100% công suất và không cần dừng lại sửa chữa định kỳ 2 tháng2 . Doanh thu từ vận chuyển cho PV Gas: sản lượng vận chuyển cho nhà máy Dinh Cố dự đoán đạt 350.000 tấn (tăng 24% so với năm trước) nhờ nâng cấp công suất nhà máy. Sản lượng xuất nhập khẩu dự báo tăng trưởng khoảng 8% đạt mức 820.000 tấn.
Do giá dầu dự báo vẫn sẽ giữ ở mức thấp trong năm 2016, BSC dự báo giá cước vận chuyển giữ ổn định so với năm 2015. Doanh thu từ kinh doanh xăng dầu, khí dự báo không đổi so với năm 2015 do đây mảng kinh doanh đảm bảo về chỉ tiêu doanh thu cho GSP, lợi nhuận mang lại rất nhỏ.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 71 tỷ đồng (tăng 6% so với năm trước), EPS cơ bản năm 2016 dự báo đạt 1.922 đồng/ cổ phiếu.
Nhu cầu tiêu thụ khí LPG nội địa dự báo tăng trong năm 2016 nhờ giá dầu ở mức thấp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lượng sạch như khí hóa lỏng LPG. Theo Viện dầu khí Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ khí LPG năm 2020 sẽ đạt 2.2 triệu tấn, tương đương với CAGR giai đoạn 2015-2020 đạt 8%. El Nino dự báo kéo dài đến giữa năm 2016 làm ảnh hưởng tới sản xuất của các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện phải tăng công suất để bù đắp thiếu hụt từ thủy điện, tăng nhu cầu sử dụng khí.
Kết quả kinh doanh 2015 của Công ty cổ phần Vận tải Sản phẩm khí quốc tế (mã GSP - HOSE) tăng nhanh với lợi thế độc quyền vận tải khí LPG. Trong khi phần lớn các công ty vận tải biển trong nước chịu lỗ trong năm 2015 do khó khăn chung của vận tải biển thế giới và tăng tỷ giá USD/VND, kết thúc năm 2015, GSP đạt doanh thu thuần 1.063 tỷ đồng (tăng 13,25% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 88 tỷ đồng (tăng 57% so với năm trước).
Tiềm năng tăng trưởng năm 2016
Năm 2016, GSP đặt kế hoạch doanh thu đạt 1,000 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với thực hiện năm 2015, trong đó doanh thu từ dịch vụ vận tải đạt 569 tỷ đồng, dịch vụ thương mại đạt 415 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 65.6 tỷ, giảm 1.6% so với năm 2015, tỷ lệ chia cổ tức 12%.
BSC cho rằng, kế hoạch kinh doanh của GSP thấp hơn so với tiềm năng tăng trưởng do: Doanh thu của GSP dự báo tăng trưởng nhanh trong năm 2016. Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch đầu tư tăng công suất đội tầu đáp ứng tăng nhu cầu vận chuyển.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 71 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước
Hiện nay, doanh thu dịch vụ vận tải của GSP chủ yếu đến từ vận chuyển khí LPG cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và PV Gas Trading. GSP sở hữu 7 tầu với tuổi tầu khá cao, khoảng trên 20 tuổi, trong đó 5 tầu cho thuê định hạn (5 năm với Dung Quất và 1 năm với PV Gas) với giá cước điều chỉnh theo giá nhiên liệu công bố bởi liên bộ Tài Chính- Công Thương, và 2 tầu chạy chuyến. Mảng kinh doanh khí LPG chỉ đem lại lợi nhuận rất nhỏ cho GSP, khoảng 2 tỷ mỗi năm.
Năm 2016, BSC dự báo doanh thu đạt khoảng 1,132 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm trước), biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức 12%, bằng với năm 2015. Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, BSC dự báo sản lượng vận chuyển đạt khoảng 440,000 tấn, bằng với công suất sản xuất khí LPG của Dung Quất hàng năm.
Do giá dầu dự báo vẫn sẽ giữ ở mức thấp trong năm 2016, BSC dự báo giá cước vận chuyển giữ ổn định so với năm 2015. Doanh thu từ kinh doanh xăng dầu, khí dự báo không đổi so với năm 2015 do đây mảng kinh doanh đảm bảo về chỉ tiêu doanh thu cho GSP, lợi nhuận mang lại rất nhỏ.
Lợi nhuận sau thuế ước đạt 71 tỷ đồng (tăng 6% so với năm trước), EPS cơ bản năm 2016 dự báo đạt 1.922 đồng/ cổ phiếu.
Theo: Người Đồng Hành
Relate Threads