Chính phủ Hà Lan muốn cấm sử dụng các động cơ đốt trong vào năm 2035.
Ngoài ra, trong vòng 50 năm tới, chính phủ nước này có kế hoạch vô hiệu hóa tất cả các mạng ống dẫn khí đốt đến các ngôi nhà, mặc dù thực tế Hà Lan là nước sản xuất khí đốt lớn nhất trong Liên minh châu Âu.
Theo Clean Technica, nếu dự luật của chính phủ được thông qua, Hà Lan sẽ là nước đầu tiên định ra một thời điểm cụ thể để cấm động cơ đốt trong. Điều này có nghĩa rằng từ năm 2035, cả nước sẽ chỉ được phép lưu thông những xe không gây ô nhiễm.
Trước đó, Quốc hội Hà Lan đã định bắt đầu chương trình cấm động cơ đốt trong vào năm 2025, nhưng rồi thời điểm đó đã được hoãn lại đến 10 năm, tức đến năm 2035 do không chuẩn bị kịp.
Kế hoạch mới này cũng áp dụng cho nhà ở và dịch vụ công cộng. Nhà được xây dựng sau năm 2035 sẽ không được kết nối với mạng lưới cung cấp khí đốt. Tuy nhiên, những ngôi nhà đã được xây dựng trước đó sẽ bị ngắt kết nối từ mạng khí đốt trong vòng 50 năm.
Bếp gas sẽ phải được thay thế bằng bếp điện. Ngoài ra, Hà Lan sẽ xây dựng hệ thống phân phối nhiệt từ quá trình công nghiệp và các nguồn năng lượng địa nhiệt. Các ngôi nhà sẽ được kết nối với hệ này để lấy nước nóng và sưởi.
Đối với Hà Lan, dự án “phi khí đốt hóa” là đặc biệt khó khăn. Hà Lan là nước đi đầu trong sản xuất khí đốt ở Liên minh châu Âu. Chi phí cho dự án ước tính khoảng 200 tỷ euro cho giai đoạn 2020-2040. Chính sách môi trường châu Âu nhằm ưu tiên giảm lượng khí thải CO2 và việc nâng cao hiệu quả của công nghệ năng lượng chỉ đứng hàng thứ hai sau mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ví dụ, Đức cam kết vào năm 2050 sẽ giảm lượng khí thải CO2 đi 95%. Đến năm 2023, Pháp hoàn toàn dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện dùng than. Anh đóng cửa các nhà máy nhiệt điện dùng than trong năm 2025. Và nếu ở Hà Lan có kế hoạch cấm lưu thông chỉ với một loại nhất định của động cơ - động cơ đốt trong thì có 10 thành phố trên thế giới đang có kế hoạch cấm tiệt xe hơi.
Theo Clean Technica, nếu dự luật của chính phủ được thông qua, Hà Lan sẽ là nước đầu tiên định ra một thời điểm cụ thể để cấm động cơ đốt trong. Điều này có nghĩa rằng từ năm 2035, cả nước sẽ chỉ được phép lưu thông những xe không gây ô nhiễm.
Trước đó, Quốc hội Hà Lan đã định bắt đầu chương trình cấm động cơ đốt trong vào năm 2025, nhưng rồi thời điểm đó đã được hoãn lại đến 10 năm, tức đến năm 2035 do không chuẩn bị kịp.
Kế hoạch mới này cũng áp dụng cho nhà ở và dịch vụ công cộng. Nhà được xây dựng sau năm 2035 sẽ không được kết nối với mạng lưới cung cấp khí đốt. Tuy nhiên, những ngôi nhà đã được xây dựng trước đó sẽ bị ngắt kết nối từ mạng khí đốt trong vòng 50 năm.
Bếp gas sẽ phải được thay thế bằng bếp điện. Ngoài ra, Hà Lan sẽ xây dựng hệ thống phân phối nhiệt từ quá trình công nghiệp và các nguồn năng lượng địa nhiệt. Các ngôi nhà sẽ được kết nối với hệ này để lấy nước nóng và sưởi.
Đối với Hà Lan, dự án “phi khí đốt hóa” là đặc biệt khó khăn. Hà Lan là nước đi đầu trong sản xuất khí đốt ở Liên minh châu Âu. Chi phí cho dự án ước tính khoảng 200 tỷ euro cho giai đoạn 2020-2040. Chính sách môi trường châu Âu nhằm ưu tiên giảm lượng khí thải CO2 và việc nâng cao hiệu quả của công nghệ năng lượng chỉ đứng hàng thứ hai sau mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ví dụ, Đức cam kết vào năm 2050 sẽ giảm lượng khí thải CO2 đi 95%. Đến năm 2023, Pháp hoàn toàn dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện dùng than. Anh đóng cửa các nhà máy nhiệt điện dùng than trong năm 2025. Và nếu ở Hà Lan có kế hoạch cấm lưu thông chỉ với một loại nhất định của động cơ - động cơ đốt trong thì có 10 thành phố trên thế giới đang có kế hoạch cấm tiệt xe hơi.
Vũ Trung Hương - Một Thế Giới
Relate Threads