Lãnh đạo Bộ Tài chính vừa giao nhiệm vụ cho Thanh tra bộ chủ trì việc thanh tra các DN kinh doanh xăng dầu và yêu cầu phải hoàn thành trước 31/8/2016.
Cụ thể, VietNamNet đưa tin, lãnh đạo Bộ Tài chính giao Thanh tra bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập, phân tích báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế, tờ khai nhập khẩu xăng dầu của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Theo dự kiến, thanh tra Bộ Tài chính sẽ trực tiếp thanh tra đối với 2-3 DN; tổng cục Thuế thanh tra 3 DN và Cục thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP.HCM thanh ra 10 DN.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng, trong nền kinh tế hiện nay những biến động phát sinh trong thực tiễn luôn đi trước chính sách, do đó chính sách phải điều chỉnh kịp thời để thúc đẩy nền kinh tế. Song quy trình xây dựng chính sách cũng phải đảm bảo theo văn bản quy phạm pháp luật.
Mục tiêu đặt ra là chính sách theo kịp thực tế, tuy nhiên, cũng có những trường hợp phát sinh trên thực tế rồi cơ quan điều hành mới đưa ra được những chính sách phù hợp.
Đề cập tới lỗ hổng thuế xăng dầu trong thời gian qua, trước đó, Infonet đưa tin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, cơ quan này đang kiểm tra để xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để xảy ra lỗ hổng thuế xăng dầu vừa qua khiến doanh nghiệp đút túi khoảng 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, “việc xử lý cán bộ như thế nào sẽ phải theo quy định về công tác cán bộ” – người phát ngôn Bộ Tài chính nói.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, xăng dầu là loại hàng hoá quan trọng, đầu vào của sản xuất kinh doanh và tác động đến đông đảo đời sống nhân dân. Nên để minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế thì hàng năm Bộ Tài chính vẫn có chỉ đạo thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu.
Giờ có việc chênh lệch thuế giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận ước tính 3.500 tỷ đồng thì lại càng cần thiết phải thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra là việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế của doanh nghiệp" – người phát ngôn Bộ Tài chính chia sẻ thêm.
Liên quan đến việc chênh lệch thuế xăng dầu khiến DN được hưởng lợi hàng ngàn tỷ, theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2015 thuế xăng dầu nhập khẩu đã thu là 35 nghìn tỉ đồng, đã hoàn thuế cho 23 DN thương nhân đầu mối với con số chính xác là 3.475 tỉ đồng.
Trừ đi số thuế GTGT DN phải nộp, thì thực chất tiền hoàn thuế cho các DN đầu mối xăng dầu là 3.120 tỉ đồng.
Trong số này, có 2.790 tỉ đồng là của 11 DN nhà nước, chiếm 88% thị phần tiêu thụ cả nước. Còn 325 tỉ đồng là của các DN đầu mối xăng dầu tư nhân, chiếm 12% thị phần.
Trong tổng số 3.120 tỉ đồng này, với mức thuế thu nhập DN 22% các DN đã nộp vào ngân sách là 668 tỉ đồng.
Như vậy, số tiền các DN giữ là 2.452 tỉ đồng. Trong đó, chủ yếu là của DN xăng dầu Nhà nước với 2.179 tỉ. Còn 12 DN tư nhân còn lại đang giữ khoảng 254 tỉ đồng.
Trả lời câu hỏi về cơ sở chuyển thuế môn bài sang phí và mức phí này lên gấp 2-3 lần so với trước đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, mức thuế môn bài hiện hành đã lạc hậu khi ban hành năm 2020 với mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
Nhưng mức lương tối thiểu hiện tại đã tăng gấp gần 4 lần, mức 1.150.000 đồng/tháng và sắp tới tăng lên 1.210.000 đồng/tháng nên sẽ không còn phù hợp. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất đổi tên thuế môn bài thành phí và mức thu cũng nâng lên từ 300.000 đồng – 1.000.000 đồng/năm với cá nhân và 2 -10 triệu đồng/năm với tổ chức. Còn các hộ kinh doanh vẫn giữ nguyên mức thu cao nhất là 1 triệu đồng/năm
Cụ thể, VietNamNet đưa tin, lãnh đạo Bộ Tài chính giao Thanh tra bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập, phân tích báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế, tờ khai nhập khẩu xăng dầu của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Theo dự kiến, thanh tra Bộ Tài chính sẽ trực tiếp thanh tra đối với 2-3 DN; tổng cục Thuế thanh tra 3 DN và Cục thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP.HCM thanh ra 10 DN.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng, trong nền kinh tế hiện nay những biến động phát sinh trong thực tiễn luôn đi trước chính sách, do đó chính sách phải điều chỉnh kịp thời để thúc đẩy nền kinh tế. Song quy trình xây dựng chính sách cũng phải đảm bảo theo văn bản quy phạm pháp luật.
Mục tiêu đặt ra là chính sách theo kịp thực tế, tuy nhiên, cũng có những trường hợp phát sinh trên thực tế rồi cơ quan điều hành mới đưa ra được những chính sách phù hợp.
Đề cập tới lỗ hổng thuế xăng dầu trong thời gian qua, trước đó, Infonet đưa tin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, cơ quan này đang kiểm tra để xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để xảy ra lỗ hổng thuế xăng dầu vừa qua khiến doanh nghiệp đút túi khoảng 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, “việc xử lý cán bộ như thế nào sẽ phải theo quy định về công tác cán bộ” – người phát ngôn Bộ Tài chính nói.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, xăng dầu là loại hàng hoá quan trọng, đầu vào của sản xuất kinh doanh và tác động đến đông đảo đời sống nhân dân. Nên để minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế thì hàng năm Bộ Tài chính vẫn có chỉ đạo thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu.
Giờ có việc chênh lệch thuế giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận ước tính 3.500 tỷ đồng thì lại càng cần thiết phải thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra là việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế của doanh nghiệp" – người phát ngôn Bộ Tài chính chia sẻ thêm.
Liên quan đến việc chênh lệch thuế xăng dầu khiến DN được hưởng lợi hàng ngàn tỷ, theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2015 thuế xăng dầu nhập khẩu đã thu là 35 nghìn tỉ đồng, đã hoàn thuế cho 23 DN thương nhân đầu mối với con số chính xác là 3.475 tỉ đồng.
Trừ đi số thuế GTGT DN phải nộp, thì thực chất tiền hoàn thuế cho các DN đầu mối xăng dầu là 3.120 tỉ đồng.
Trong tổng số 3.120 tỉ đồng này, với mức thuế thu nhập DN 22% các DN đã nộp vào ngân sách là 668 tỉ đồng.
Như vậy, số tiền các DN giữ là 2.452 tỉ đồng. Trong đó, chủ yếu là của DN xăng dầu Nhà nước với 2.179 tỉ. Còn 12 DN tư nhân còn lại đang giữ khoảng 254 tỉ đồng.
Trả lời câu hỏi về cơ sở chuyển thuế môn bài sang phí và mức phí này lên gấp 2-3 lần so với trước đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, mức thuế môn bài hiện hành đã lạc hậu khi ban hành năm 2020 với mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.
Nhưng mức lương tối thiểu hiện tại đã tăng gấp gần 4 lần, mức 1.150.000 đồng/tháng và sắp tới tăng lên 1.210.000 đồng/tháng nên sẽ không còn phù hợp. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất đổi tên thuế môn bài thành phí và mức thu cũng nâng lên từ 300.000 đồng – 1.000.000 đồng/năm với cá nhân và 2 -10 triệu đồng/năm với tổ chức. Còn các hộ kinh doanh vẫn giữ nguyên mức thu cao nhất là 1 triệu đồng/năm
Đức An (Tổng hợp) - Doisongphapluat.com
Relate Threads