Giá dầu tiếp tục lao dốc mạnh trong 2 tháng đầu năm 2016 khiến nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí đứng trước khó khăn chồng chất. Tổng Giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro - VSP) Từ Thành Nghĩa cho biết, dù đã cắt giảm tối đa chi phí nhưng VSP vẫn phải lên kế hoạch giảm bớt lực lượng lao động để giảm áp lực tài chính.
Mỗi năm cắt giảm 400 người
Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 23.2, TGĐ Từ Thành Nghĩa không ngần ngại chia sẻ: “Nếu như năm 2015, chi phí sản xuất bình quân của VSP khoảng 36 USD/thùng dầu vẫn có lãi, sang đến năm nay, giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng buộc liên doanh phải tính toán lại. Có thể sẽ phải đóng một số mỏ có giá thành cao, vì càng khai thác, càng lỗ do giá bán thấp hơn chi phí. Năm 2015, VSP hoàn tất việc giải thể 2 đơn vị trực thuộc, sáp nhập các phòng, ban, bộ phận sản xuất, tinh giản biên chế. Đến hết tháng 12.2015, VSP cắt giảm 400 biên chế gồm 46 người Nga và 354 người Việt. Trước đó, VSP cũng tìm cách giải quyết nghỉ chế độ cho khoảng 200 CBCNV về hưu, giải quyết chế độ cho số tự nguyện nghỉ sớm. Viêc cắt giảm lao động đều có đề án báo cáo tập đoàn, thực hiện chặt chẽ, thận trọng nhưng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, việc cắt giảm 600 chức danh trong 2 năm qua là nỗ lực rất lớn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 30 năm hoạt động của VSP. Đây là việc khó vì động đến con người, nhưng cũng là việc bất khả kháng”.
Ông Nghĩa còn cho biết, việc cắt giảm biên chế cũng nằm trong lộ trình tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động của VSP, bên cạnh các biện pháp như cắt giảm triệt để các chi phí sản xuất, đấu thầu vật tư thiết bị để chọn đơn vị có giá thấp nhất. “Trong vòng 5 năm tới, VSP sẽ phải giảm lao động xuống dưới 5.000 người (so với hiện nay là 6.900 người). Bình quân mỗi năm giảm khoảng 400 người, nhưng tuỳ thuộc vào sự suy giảm sâu của giá dầu, có thể phải đẩy nhanh tiến độ.
Cùng chung khó khăn, TGĐ TCTy Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) Ngô Hữu Hải cho biết, dù chưa giảm lương, nhưng thu nhập của người lao động PVEP đã giảm đáng kể. Trước những khó khăn trước mắt, ông kêu gọi lãnh đạo PVEP nêu gương, thậm chí là có thể tự nguyện cho Cty nợ lương. “Khoản nợ lương này tính ra chỉ khoảng 1 giếng khoan thăm dò, nhưng quan trọng hơn là ý thức của lãnh đạo, của người lao động và sự nung nấu của người lao động cố gắng làm được gì cho PVEP, để vượt qua “bão” giá dầu” - ông Hải nói.
Để cứu dầu khí khỏi “miệng vực”
Trong lúc này, nhiều nhà thầu “ăn theo” các dịch vụ của các Cty thăm dò khai thác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. TGĐ TCty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drillings) Phạm Tiến Dũng trần tình, hiện PV Drilling chỉ còn hoạt động 2 trong tổng số 6 giàn khoan sở hữu. Trong khi khối tài sản này PV Drilling mua từ nguồn vay ngân hàng. Tuy nhiên, lợi ích của doanh nghiệp làm dịch vụ và doanh nghiệp khai thác sẽ mâu thuẫn nhau nếu giá dầu giảm tiếp. Mới đây, để giảm chi phí, TGĐ VSP Từ Thành Nghĩa đề nghị tập đoàn cho đấu thầu dịch vụ khoan: “Hiện có những nơi chào giá với tôi chỉ 50.000 USD/ngày (giá thuê giàn khoan), trong khi chúng tôi vẫn phải trả mức giá 80.000 USD/ngày. Tôi đề nghị là cứ cho đấu thầu, lấy giá của đơn vị thấp nhất để yêu cầu các đơn vị trong ngành giảm giá” - ông Nghĩa nói. Điều này đồng nghĩa với việc các đơn vị như PV Drilling sẽ khó lòng có việc làm.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, hiện PV Drilling có khoảng 2.000 lao động lành nghề, nhưng với bối cảnh khó khăn chung, đảm bảo được việc làm đã khó, nói gì đến lãi. “Để có công ăn việc làm, dù có thể lãi ít, không lãi, hoặc lỗ ít nhưng vẫn hơn là không có công việc, toàn bộ 6 giàn khoan đứng im. Trước mắt, PV Drilling chưa giảm lương người lao động, nhưng thu nhập đã giảm mạnh so với trước. Chúng tôi mong Chính phủ có cơ chế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước. Hiện nhiều nước khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan cũng chấp nhận bảo hộ cho doanh nghiệp nước họ chiếm lĩnh thị phần trong nước. Tất nhiên, họ vẫn có cơ chế để kiểm soát giá, giá phải cạnh tranh, chúng tôi mong Chính phủ cũng có cơ chế như vậy để DN trong nước vượt qua khó khăn”.
CHỦ TỊCH CĐ DẦU KHÍ VIỆT NAM:
“Mọi trường hợp nghỉ do tái cơ cấu đều phải có ý kiến của công đoàn”
Sáng 23.2, trao đổi với PV Báo Lao Động về thông tin Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) sẽ cắt giảm khoảng 2.000 lao động, bà Nghiêm Thùy Lan - Chủ tịch CĐ Dầu khí VN - khẳng định: “Số lượng này cắt giảm trong 5 năm và CĐ Dầu khí VN yêu cầu CĐ Vietsovpetro phải có ý kiến đối với từng trường hợp NLĐ trong đối tượng nghỉ việc do tái cơ cấu”.
Bà Lan cho biết, đối với việc cắt giảm khoảng 2.000 lao động, cả hai bên Nga và Việt Nam đều phải xem xét vì hiện nay liên doanh tập trung vào thăm dò, khai thác, còn các hoạt động ngoài lĩnh vực chính đó thì phải cơ cấu lại. NLĐ thuộc diện xem xét gồm NLĐ đến tuổi nghỉ hưu (hiện hằng năm liên doanh có khoảng 200-300 NLĐ nghỉ hưu), NLĐ không đủ sức khỏe hoặc năng lực không đáp ứng được vị trí công việc đang đảm nhận, NLĐ nghỉ hoặc chuyển công việc do lĩnh vực khoan và thăm dò thu hẹp. Để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, CĐ Dầu khí VN đã yêu cầu CĐ Liên doanh rà soát, lên phương án cũng như có ý kiến về chế độ chính sách cho những NLĐ này. Cụ thể hơn, CĐ Liên doanh phải có ý kiến với từng trường hợp của NLĐ trong đối tượng tái cơ cấu. Hiện nay, tại liên doanh, đối với người nghỉ hưu đúng tuổi thì ngoài chế độ của Nhà nước sẽ được hưởng thêm ½ tháng lương chức danh cho mỗi năm công tác. Đối với người nghỉ hưu sớm thì mỗi năm được hưởng thêm 3 tháng lương chức danh. Ngay như năm 2015, trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị trong liên doanh, do thực hiện đúng quy định và có chế độ chính sách tốt, trong đó có vai trò tích cực tham gia, giám sát của CĐ nên không xảy ra bất kỳ khiếu nại nào. Cũng trong năm 2015 với hơn 300 NLĐ nghỉ hưu trước tuổi, CĐ yêu cầu với mỗi NLĐ, CĐ Liên doanh phải thực hiện đúng quy trình: Cá nhân có đơn đề nghị, CĐ tham gia vào giám định sức khỏe, đảm bảo quyền lợi của NLĐ không bị vi phạm.
“Một lần nữa tôi nhấn mạnh, mọi trường hợp nghỉ việc trong quá trình tái cơ cấu đều phải có ý kiến của CĐ Liên doanh” - bà Lan nói. Hiện liên doanh đang sắp xếp lại hoạt động sản xuất tại các lô, giàn khoan đang khai thác để mang lại hiệu quả cao hơn. Những năm tiếp theo, liên doanh vẫn tiếp tục tìm kiếm, thăm dò, khai thác các lô khác nên về lâu dài số lượng NLĐ tiếp tục tham gia vào sản xuất có khả năng phải tăng về số lượng và chất lượng để đảm bảo sản xuất.
Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 23.2, TGĐ Từ Thành Nghĩa không ngần ngại chia sẻ: “Nếu như năm 2015, chi phí sản xuất bình quân của VSP khoảng 36 USD/thùng dầu vẫn có lãi, sang đến năm nay, giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng buộc liên doanh phải tính toán lại. Có thể sẽ phải đóng một số mỏ có giá thành cao, vì càng khai thác, càng lỗ do giá bán thấp hơn chi phí. Năm 2015, VSP hoàn tất việc giải thể 2 đơn vị trực thuộc, sáp nhập các phòng, ban, bộ phận sản xuất, tinh giản biên chế. Đến hết tháng 12.2015, VSP cắt giảm 400 biên chế gồm 46 người Nga và 354 người Việt. Trước đó, VSP cũng tìm cách giải quyết nghỉ chế độ cho khoảng 200 CBCNV về hưu, giải quyết chế độ cho số tự nguyện nghỉ sớm. Viêc cắt giảm lao động đều có đề án báo cáo tập đoàn, thực hiện chặt chẽ, thận trọng nhưng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, việc cắt giảm 600 chức danh trong 2 năm qua là nỗ lực rất lớn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 30 năm hoạt động của VSP. Đây là việc khó vì động đến con người, nhưng cũng là việc bất khả kháng”.
Ông Nghĩa còn cho biết, việc cắt giảm biên chế cũng nằm trong lộ trình tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động của VSP, bên cạnh các biện pháp như cắt giảm triệt để các chi phí sản xuất, đấu thầu vật tư thiết bị để chọn đơn vị có giá thấp nhất. “Trong vòng 5 năm tới, VSP sẽ phải giảm lao động xuống dưới 5.000 người (so với hiện nay là 6.900 người). Bình quân mỗi năm giảm khoảng 400 người, nhưng tuỳ thuộc vào sự suy giảm sâu của giá dầu, có thể phải đẩy nhanh tiến độ.
Cùng chung khó khăn, TGĐ TCTy Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) Ngô Hữu Hải cho biết, dù chưa giảm lương, nhưng thu nhập của người lao động PVEP đã giảm đáng kể. Trước những khó khăn trước mắt, ông kêu gọi lãnh đạo PVEP nêu gương, thậm chí là có thể tự nguyện cho Cty nợ lương. “Khoản nợ lương này tính ra chỉ khoảng 1 giếng khoan thăm dò, nhưng quan trọng hơn là ý thức của lãnh đạo, của người lao động và sự nung nấu của người lao động cố gắng làm được gì cho PVEP, để vượt qua “bão” giá dầu” - ông Hải nói.
Để cứu dầu khí khỏi “miệng vực”
Trong lúc này, nhiều nhà thầu “ăn theo” các dịch vụ của các Cty thăm dò khai thác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. TGĐ TCty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drillings) Phạm Tiến Dũng trần tình, hiện PV Drilling chỉ còn hoạt động 2 trong tổng số 6 giàn khoan sở hữu. Trong khi khối tài sản này PV Drilling mua từ nguồn vay ngân hàng. Tuy nhiên, lợi ích của doanh nghiệp làm dịch vụ và doanh nghiệp khai thác sẽ mâu thuẫn nhau nếu giá dầu giảm tiếp. Mới đây, để giảm chi phí, TGĐ VSP Từ Thành Nghĩa đề nghị tập đoàn cho đấu thầu dịch vụ khoan: “Hiện có những nơi chào giá với tôi chỉ 50.000 USD/ngày (giá thuê giàn khoan), trong khi chúng tôi vẫn phải trả mức giá 80.000 USD/ngày. Tôi đề nghị là cứ cho đấu thầu, lấy giá của đơn vị thấp nhất để yêu cầu các đơn vị trong ngành giảm giá” - ông Nghĩa nói. Điều này đồng nghĩa với việc các đơn vị như PV Drilling sẽ khó lòng có việc làm.
CHỦ TỊCH CĐ DẦU KHÍ VIỆT NAM:
“Mọi trường hợp nghỉ do tái cơ cấu đều phải có ý kiến của công đoàn”
Sáng 23.2, trao đổi với PV Báo Lao Động về thông tin Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) sẽ cắt giảm khoảng 2.000 lao động, bà Nghiêm Thùy Lan - Chủ tịch CĐ Dầu khí VN - khẳng định: “Số lượng này cắt giảm trong 5 năm và CĐ Dầu khí VN yêu cầu CĐ Vietsovpetro phải có ý kiến đối với từng trường hợp NLĐ trong đối tượng nghỉ việc do tái cơ cấu”.
Bà Lan cho biết, đối với việc cắt giảm khoảng 2.000 lao động, cả hai bên Nga và Việt Nam đều phải xem xét vì hiện nay liên doanh tập trung vào thăm dò, khai thác, còn các hoạt động ngoài lĩnh vực chính đó thì phải cơ cấu lại. NLĐ thuộc diện xem xét gồm NLĐ đến tuổi nghỉ hưu (hiện hằng năm liên doanh có khoảng 200-300 NLĐ nghỉ hưu), NLĐ không đủ sức khỏe hoặc năng lực không đáp ứng được vị trí công việc đang đảm nhận, NLĐ nghỉ hoặc chuyển công việc do lĩnh vực khoan và thăm dò thu hẹp. Để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, CĐ Dầu khí VN đã yêu cầu CĐ Liên doanh rà soát, lên phương án cũng như có ý kiến về chế độ chính sách cho những NLĐ này. Cụ thể hơn, CĐ Liên doanh phải có ý kiến với từng trường hợp của NLĐ trong đối tượng tái cơ cấu. Hiện nay, tại liên doanh, đối với người nghỉ hưu đúng tuổi thì ngoài chế độ của Nhà nước sẽ được hưởng thêm ½ tháng lương chức danh cho mỗi năm công tác. Đối với người nghỉ hưu sớm thì mỗi năm được hưởng thêm 3 tháng lương chức danh. Ngay như năm 2015, trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị trong liên doanh, do thực hiện đúng quy định và có chế độ chính sách tốt, trong đó có vai trò tích cực tham gia, giám sát của CĐ nên không xảy ra bất kỳ khiếu nại nào. Cũng trong năm 2015 với hơn 300 NLĐ nghỉ hưu trước tuổi, CĐ yêu cầu với mỗi NLĐ, CĐ Liên doanh phải thực hiện đúng quy trình: Cá nhân có đơn đề nghị, CĐ tham gia vào giám định sức khỏe, đảm bảo quyền lợi của NLĐ không bị vi phạm.
“Một lần nữa tôi nhấn mạnh, mọi trường hợp nghỉ việc trong quá trình tái cơ cấu đều phải có ý kiến của CĐ Liên doanh” - bà Lan nói. Hiện liên doanh đang sắp xếp lại hoạt động sản xuất tại các lô, giàn khoan đang khai thác để mang lại hiệu quả cao hơn. Những năm tiếp theo, liên doanh vẫn tiếp tục tìm kiếm, thăm dò, khai thác các lô khác nên về lâu dài số lượng NLĐ tiếp tục tham gia vào sản xuất có khả năng phải tăng về số lượng và chất lượng để đảm bảo sản xuất.
T.TRÀ - V.LÂM - Laodong.com.vn
Relate Threads