Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có phương án đưa Nhà máy PVTex Đình Vũ vào sản xuất để cung cấp xơ, đáp ứng nhu cầu của ngành.
Trong hàng loạt kiến nghị mà VITAS kiến nghị tới các bộ, ngành và Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, VITAS mong muốn Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có phương án đưa Nhà máy PVTex Đình Vũ vào sản xuất để cung cấp xơ, đáp ứng nhu cầu của ngành.
Trong trường hợp ngược lại, VITAS đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính nghiên cứu để bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester (mã HS: 5503.20.00) từ 1/1/2008, do các doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu là chủ yếu.
Thời gian qua, VITAS đã không ít lần đề nghị Bộ Công thương đề xuất với Bộ Tài chính bỏ quy định về tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester thuộc Mã HS: 5503.20.00.
Trước đó, theo đề nghị của Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xơ staple tổng hợp từ Polyseter (xơ PSF) thuộc Mã HS: 5503.20.00 tăng từ 0% lên 2% theo Thông tư 131/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ đầu tháng 10/2015 nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian đưa thuế nhập khẩu xơ lên 2%, Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyseter Đình Vũ (Hải Phòng) thuộc PVTex đang tạm ngừng hoạt động .
Trong khi đó, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại do khó khăn về vốn, trong khi quan điểm của Chính phủ là Nhà nước không bơm thêm tiền cho các dự án thua lỗ.
Ngày 24/4/2017, PVTex đã bị Tòa án Nhân dân quận Hải An, TP Hải Phòng xử và ra phán quyết thua kiện trong vụ tranh chấp với Khu công nghiệp Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở.
Khi bản án có hiệu lực, PVTex sẽ phải trả các khoản nợ gốc và lãi lên tới 72,9 tỷ đồng và án phí 180 triệu đồng.
PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, do vậy PVTex sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, phong tỏa tài khoản, tạm thu giữ tài sản, tạm dừng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thừa nhận, để xử lý vấn đề của Dự án PVTex còn rất nhiều khó khăn.
Trong trường hợp ngược lại, VITAS đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính nghiên cứu để bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester (mã HS: 5503.20.00) từ 1/1/2008, do các doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu là chủ yếu.
Thời gian qua, VITAS đã không ít lần đề nghị Bộ Công thương đề xuất với Bộ Tài chính bỏ quy định về tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester thuộc Mã HS: 5503.20.00.
Trước đó, theo đề nghị của Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xơ staple tổng hợp từ Polyseter (xơ PSF) thuộc Mã HS: 5503.20.00 tăng từ 0% lên 2% theo Thông tư 131/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ đầu tháng 10/2015 nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian đưa thuế nhập khẩu xơ lên 2%, Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyseter Đình Vũ (Hải Phòng) thuộc PVTex đang tạm ngừng hoạt động .
Trong khi đó, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại do khó khăn về vốn, trong khi quan điểm của Chính phủ là Nhà nước không bơm thêm tiền cho các dự án thua lỗ.
Ngày 24/4/2017, PVTex đã bị Tòa án Nhân dân quận Hải An, TP Hải Phòng xử và ra phán quyết thua kiện trong vụ tranh chấp với Khu công nghiệp Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở.
Khi bản án có hiệu lực, PVTex sẽ phải trả các khoản nợ gốc và lãi lên tới 72,9 tỷ đồng và án phí 180 triệu đồng.
PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, do vậy PVTex sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, phong tỏa tài khoản, tạm thu giữ tài sản, tạm dừng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thừa nhận, để xử lý vấn đề của Dự án PVTex còn rất nhiều khó khăn.
Thế Hải
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads