Tính đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dầu khí đã công bố Báo cáo tài chính quý I/2016. Một lần nữa, giới đầu tư lại thấy rằng, bàn tay vô hình của “ông thị trường” tàn nhẫn tới cỡ nào khi đánh gục từng ấy “anh em” nhà dầu khí.
Giá dầu thế giới trong 3 tháng đầu năm 2016 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Giá dầu thô có lúc “cắm đầu” xuống mức 28 USD/thùng hồi tháng 1. Nhiều tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới như BP, ConocoPhillips, ExxonMobil, Chevron Corp… cũng có một cái kết đắng cho kết quả kinh doanh Quý I/2016 bởi ảnh hưởng giá dầu. Cho dù đến tháng 4, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng mạnh nhưng điều này, vẫn không giúp cải thiện nhiều kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí.
Tại Việt Nam, tình hình không mấy khả quan hơn. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sản xuất trong quý I giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 28 triệu thùng. Ngành dầu khí đã chịu ảnh hưởng vì giá dầu đã chạm mốc chi phí sản xuất. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) cũng giảm các hoạt động thăm dò và khai thác tại một số mỏ đang hoạt động có tiềm năng.
Mặc dù đã lường trước cả tình huống xấu nhất, khi giá dầu chạm đáy 20 USD/thùng nhưng các Tập đoàn, Tổng công ty họ hàng nhà dầu khí (bao gồm cả khai thác lẫn dịch vụ) vẫn không tránh khỏi “choáng váng” với kết quả kinh doanh Quý I/2016 đầy lao dốc.
Đầu tiên phải kể đến “ông lớn” Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS khi lợi nhuận giảm tới gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.564 tỷ đồng. Nguyên nhân chính được công ty giải trình là do sự sụt giảm của thị trường dầu. Theo PV GAS, giá dầu bình quân quý I/2016 chỉ khoảng 20 USD/thùng, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 54 USD/thùng
Cũng bởi giá dầu suy giảm, các doanh nghiệp khai thác dầu khí kinh doanh lèo tèo khiến thị trường dịch vụ dầu khí cũng bị ảnh thưởng theo. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - PVDrilling (PVD) báo giảm sâu cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, giảm lần lượt 64% và 88% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết chỉ còn 2 giàn khoan hoạt động và đơn giá cho thuê giàn cũng đã giảm tới 25%. Bên cạnh đó, khối lượng công việc và đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan cũng giảm từ 30-50%.
Chung số phận, Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) cũng báo công ty mẹ giảm lợi nhuận tới 88% trong quý I/2016 khi chỉ lãi vỏn vẹn 35 tỷ đồng. Giá dầu thô giảm, nhu cầu thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí cũng giảm mạnh dẫn đến kết quả kinh doanh giảm theo, chưa kể lợi nhuận từ các công ty con chuyển về công ty mẹ cũng ít hơn.
Thậm chí, Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí - PV Coating (PVB) còn "chết cứng" mảng làm dịch vụ khi trong cả 3 tháng đầu năm không ghi nhận nổi một đồng doanh thu đến từ hoạt động bọc ống. Suốt 1 quý, công ty chỉ ghi nhận khoản còm cõi 1,46 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy, công ty đã phải bão lỗ 18 tỷ đồng trong quý này, thay vì lãi 40 tỷ đồng như cùng kỳ năm trước.
Một số nhận định cho rằng giá dầu có thể đã chạm đáy trong đầu năm nay và có thể phục hồi trở lại khi chạm mốc 40 USD/thùng. Và thực tế là, chốt phiên ngày 29/4, giá dầu đã giao dịch ở mức 48,5 USD/thùng. Mức giá này đã tăng đến 80% so với mức giá thấp nhất trong hồi đầu tháng 1 và tháng 2.
Song, thực tế mà nói, diễn biến giá dầu ở thời điểm này thực sự là một ẩn số đối với các doanh nghiệp họ hàng nhà dầu khí. Tương lai sáng lạn hay cùng nhau "chết chùm", thật khó để nói trước. Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây cho rằng sự phục hồi giá dầu thô sẽ không đáng kể, lợi nhuận của các doanh nghiệp trung nguồn như PV GAS, PVD, PVS sẽ giảm mạnh trong năm 2016, dựa theo giả định giá dầu 40 USD/thùng.
Giá dầu thế giới trong 3 tháng đầu năm 2016 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Giá dầu thô có lúc “cắm đầu” xuống mức 28 USD/thùng hồi tháng 1. Nhiều tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới như BP, ConocoPhillips, ExxonMobil, Chevron Corp… cũng có một cái kết đắng cho kết quả kinh doanh Quý I/2016 bởi ảnh hưởng giá dầu. Cho dù đến tháng 4, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng mạnh nhưng điều này, vẫn không giúp cải thiện nhiều kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí.
Tại Việt Nam, tình hình không mấy khả quan hơn. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sản xuất trong quý I giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 28 triệu thùng. Ngành dầu khí đã chịu ảnh hưởng vì giá dầu đã chạm mốc chi phí sản xuất. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) cũng giảm các hoạt động thăm dò và khai thác tại một số mỏ đang hoạt động có tiềm năng.
Mặc dù đã lường trước cả tình huống xấu nhất, khi giá dầu chạm đáy 20 USD/thùng nhưng các Tập đoàn, Tổng công ty họ hàng nhà dầu khí (bao gồm cả khai thác lẫn dịch vụ) vẫn không tránh khỏi “choáng váng” với kết quả kinh doanh Quý I/2016 đầy lao dốc.
Đầu tiên phải kể đến “ông lớn” Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS khi lợi nhuận giảm tới gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.564 tỷ đồng. Nguyên nhân chính được công ty giải trình là do sự sụt giảm của thị trường dầu. Theo PV GAS, giá dầu bình quân quý I/2016 chỉ khoảng 20 USD/thùng, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 54 USD/thùng
Cũng bởi giá dầu suy giảm, các doanh nghiệp khai thác dầu khí kinh doanh lèo tèo khiến thị trường dịch vụ dầu khí cũng bị ảnh thưởng theo. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - PVDrilling (PVD) báo giảm sâu cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, giảm lần lượt 64% và 88% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết chỉ còn 2 giàn khoan hoạt động và đơn giá cho thuê giàn cũng đã giảm tới 25%. Bên cạnh đó, khối lượng công việc và đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan cũng giảm từ 30-50%.
Thậm chí, Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí - PV Coating (PVB) còn "chết cứng" mảng làm dịch vụ khi trong cả 3 tháng đầu năm không ghi nhận nổi một đồng doanh thu đến từ hoạt động bọc ống. Suốt 1 quý, công ty chỉ ghi nhận khoản còm cõi 1,46 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy, công ty đã phải bão lỗ 18 tỷ đồng trong quý này, thay vì lãi 40 tỷ đồng như cùng kỳ năm trước.
Một số nhận định cho rằng giá dầu có thể đã chạm đáy trong đầu năm nay và có thể phục hồi trở lại khi chạm mốc 40 USD/thùng. Và thực tế là, chốt phiên ngày 29/4, giá dầu đã giao dịch ở mức 48,5 USD/thùng. Mức giá này đã tăng đến 80% so với mức giá thấp nhất trong hồi đầu tháng 1 và tháng 2.
Song, thực tế mà nói, diễn biến giá dầu ở thời điểm này thực sự là một ẩn số đối với các doanh nghiệp họ hàng nhà dầu khí. Tương lai sáng lạn hay cùng nhau "chết chùm", thật khó để nói trước. Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây cho rằng sự phục hồi giá dầu thô sẽ không đáng kể, lợi nhuận của các doanh nghiệp trung nguồn như PV GAS, PVD, PVS sẽ giảm mạnh trong năm 2016, dựa theo giả định giá dầu 40 USD/thùng.
Nguyệt Hà - Theo: Báo Dân Trí
Relate Threads