Ông Đinh Mạnh Thắng từng có nhiều năm công tác tại các đơn vị của Sông Đà trước khi trở thành Chủ tịch tại Dầu khí Sông Đà. Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua ông đã bị cho miễn nhiệm.
Ông Đinh Mạnh Thắng sinh năm 1962 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng.
Ông Thắng nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà - doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Sông Đà. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp Nhà nước mà ông Đinh La Thăng từng làm lãnh đạo.
Trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP), ông Thắng từng có thời gian dài công tác tại các đơn vị thuộc Sông Đà.
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng, năm 1983, ông Thắng bắt đầu công tác tại Xí nghiệp bê tông nghiền sàng thuộc Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.
Khoảng 4 năm sau, vào năm 1987, ông chuyển sang làm cán bộ Phòng vật tư tiêu thụ - Công ty cung ứng vật tư Sông Đà.
Ông công tác tại vị trí này trong suốt 13 năm trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 12.6 vào năm 2001.
Đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại Sông Đà 12.6 hơn 3 năm, đến tháng 1/2004, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà (tên cũ của CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà).
Tại Dầu khí Sông Đà, ông Đinh Mạnh Thắng lần lượt đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT công ty.
Ngày 15/4 vừa qua, HĐQT Dầu khí Sông Đà đã có quyết định thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, quyết định miễn nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT đối với ông Đinh Mạnh Thắng và bổ nhiệm thay thế ông Vũ Trọng Hùng.
Trước đó, ông Hùng là Phó tổng giám đốc công ty.
Trong giai đoạn làm lãnh đạo cao nhất tại Dầu khí Sông Đà, ông Thắng cũng là một trong số ít lãnh đạo cấp cao thường xuyên mua bán cổ phiếu công ty. Hiện tại, ông nắm giữ tổng cộng 746.000 cổ phiếu SDP. Theo giá thị trường hiện nay, khối lượng cổ phiếu ông Thắng nắm giữ có giá trị 2,7 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà là đơn vị liên kết giữa Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí.
Công ty được chuyển đổi từ quá trình cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 13.6 ngày 25/11/2003, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng...
Trong giai đoạn ông Thắng làm lãnh đạo cao nhất tại đây, kết quả kinh doanh của SDP tăng trưởng tương đối ổn định so với quy mô tài sản gần 1.000 tỷ đồng của công ty.
Trong những năm đầu lãnh đạo của ông Đinh Mạnh Thắng tại SDP, công ty chỉ ghi nhận vài chục tỷ đồng doanh thu thuần mỗi năm, khoản lợi nhuận ròng mỗi năm cũng chỉ vài tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, SDP đều đặn thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Nhưng do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên giá vốn hàng bán cũng tương đối cao, khiến kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SDP ở mức thấp.
Thậm chí, 5 năm báo số âm, nhưng nhờ các nguồn thu khác bù đắp vào kết quả kinh doanh đã giúp SDP thoát lỗ trong nhiều năm liền.
Trong 9 tháng năm 2017, SDP lại ghi nhận khoản doanh thu thuần giảm mạnh 33%, chỉ đạt hơn 180 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan như tài chính, vận hành doanh nghiệp, SDP báo lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh hơn 1,3 tỷ đồng.
Sau khi trừ các khoản thuế, SDP báo lỗ ròng 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 5 tỷ đồng.
Không còn vai trò lãnh đạo tại SDP nhưng với số cổ phiếu nắm giữ, ông Thắng vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty, nắm tới 6,71% vốn điều lệ.
SDP còn có các cổ đông lớn khác gồm ông Vũ Trọng Hùng sở hữu 13,5% vốn; Tổng công ty Cổ phần Phong Phú nắm giữ 8,71%, ông Nguyễn Danh Sơn nắm giữ 7,74%.
Ông Đinh Mạnh Thắng sinh năm 1962 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng.
Ông Thắng nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà - doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Sông Đà. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp Nhà nước mà ông Đinh La Thăng từng làm lãnh đạo.
Trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP), ông Thắng từng có thời gian dài công tác tại các đơn vị thuộc Sông Đà.
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng, năm 1983, ông Thắng bắt đầu công tác tại Xí nghiệp bê tông nghiền sàng thuộc Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.
Khoảng 4 năm sau, vào năm 1987, ông chuyển sang làm cán bộ Phòng vật tư tiêu thụ - Công ty cung ứng vật tư Sông Đà.
Ông công tác tại vị trí này trong suốt 13 năm trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 12.6 vào năm 2001.
Tại Dầu khí Sông Đà, ông Đinh Mạnh Thắng lần lượt đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT công ty.
Ngày 15/4 vừa qua, HĐQT Dầu khí Sông Đà đã có quyết định thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, quyết định miễn nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT đối với ông Đinh Mạnh Thắng và bổ nhiệm thay thế ông Vũ Trọng Hùng.
Trước đó, ông Hùng là Phó tổng giám đốc công ty.
Trong giai đoạn làm lãnh đạo cao nhất tại Dầu khí Sông Đà, ông Thắng cũng là một trong số ít lãnh đạo cấp cao thường xuyên mua bán cổ phiếu công ty. Hiện tại, ông nắm giữ tổng cộng 746.000 cổ phiếu SDP. Theo giá thị trường hiện nay, khối lượng cổ phiếu ông Thắng nắm giữ có giá trị 2,7 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà là đơn vị liên kết giữa Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí.
Công ty được chuyển đổi từ quá trình cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 13.6 ngày 25/11/2003, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng...
Trong giai đoạn ông Thắng làm lãnh đạo cao nhất tại đây, kết quả kinh doanh của SDP tăng trưởng tương đối ổn định so với quy mô tài sản gần 1.000 tỷ đồng của công ty.
Trong những năm đầu lãnh đạo của ông Đinh Mạnh Thắng tại SDP, công ty chỉ ghi nhận vài chục tỷ đồng doanh thu thuần mỗi năm, khoản lợi nhuận ròng mỗi năm cũng chỉ vài tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, SDP đều đặn thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Nhưng do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên giá vốn hàng bán cũng tương đối cao, khiến kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SDP ở mức thấp.
Thậm chí, 5 năm báo số âm, nhưng nhờ các nguồn thu khác bù đắp vào kết quả kinh doanh đã giúp SDP thoát lỗ trong nhiều năm liền.
Sau khi trừ các khoản thuế, SDP báo lỗ ròng 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 5 tỷ đồng.
Không còn vai trò lãnh đạo tại SDP nhưng với số cổ phiếu nắm giữ, ông Thắng vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty, nắm tới 6,71% vốn điều lệ.
SDP còn có các cổ đông lớn khác gồm ông Vũ Trọng Hùng sở hữu 13,5% vốn; Tổng công ty Cổ phần Phong Phú nắm giữ 8,71%, ông Nguyễn Danh Sơn nắm giữ 7,74%.
news.zing.vn
Relate Threads