Sự náo loạn tại cuộc họp đại hội cổ đông này phần nào chính là hậu quả của sự phát triển nóng vội và mang tính "ăn xổi" của thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều năm trước.
Ngày 24/06/2016, CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2016. Như tài liệu đã công bố trước đó, HĐQT trình ra tới 23 tờ trình, thể hiện một cuộc đại phẫu mạnh mẽ với doanh nghiệp “be bét” này.
Tuy đại hội năm nay mang tầm vóc như vậy nhưng diễn biến nổi bật lại là một cuộc "hỗn chiến" giữa những cổ đông nhỏ lẻ với các lãnh đạo của công ty.
Nhắc lại về tiểu sử, CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí được thành lập với tên ban đầu là CTCP Dầu khí Tản Viên nhằm mục tiêu chính là phát triển dự án Hồ Suối Hai, Tản Viên, Hà Tây thành khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.
Cơ cấu cổ đông ban đầu bao gồm những cái tên lớn trong ngành dầu khí như Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã: PVX) nắm 35,65%, Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) nắm 10%, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) nắm 5,31%, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu nắm 10%.
Sau đó, năm 2012, PVC đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và Công ty TNHH VNT. Cho đến nay, sau nhiều thăng trầm, cổ đông lớn của PVR gồm một số cái tên nổi bật như CTCP Đầu tư MHD, Công ty TNHH VNT và Ocean Group.
Còn lại là một đoàn rất đông các cổ đông nhỏ vì mê danh của công ty dầu khí mà mua cổ phiếu từ nhiều năm trước với giá 10.000 đồng/cp. Đáng nói, họ đều đã cao tuổi, chủ yếu đến từ nông thôn, thậm chí không biết đến internet và không biết thị giá của PVR trên sàn giao dịch giờ chỉ còn 3.100 đồng.
Chính vì thế, cũng giống như năm trước, cầm rất nhiều giấy tờ do Ban tổ chức phát cho, cổ đông tranh nhau phát biểu ý kiến nhưng chỉ xoay quanh một số câu hỏi như: Tóm lại, năm vừa qua công ty có lãi hay bị lỗ? Khoản tiền tương đương 1 cây vàng mà họ bỏ ra nhiều năm trước đây để mua cổ phiếu PVR đến nay đã lãi được bao nhiêu tiền?
Đại hội trở nên náo loạn hơn khi Ban chủ tọa cho biết công ty bị lỗ 27 tỷ đồng trong năm 2015 và sắp tới phải thực hiện một loạt các biện pháp tái cơ cấu, thoái vốn tại những dự án có thể. Hiện tại, dự án khả thi nhất của PVR là CT10-11 Văn Phú và giải pháp cho công ty là chuyển nhượng tòa 18T1 cùng hạ tầng chung cư tại dự án CT15 Việt Hưng. Thậm chí chuyển nhượng cả dự án khu du lịch Tản Đà nếu tìm được đối tác, nhằm tập trung vốn cho Văn Phú.
Hay tin, các cổ đông cao tuổi quá bất ngờ, nhất quyết “cướp mic” để giãi bày nỗi đau vì mất mát tiền bạc, bức xúc vì lãnh đạo công ty năm ngoái hứa có lãi mà năm nay lại lỗ, bày tỏ sự tức giận khi phải bắt xe từ quê lên từ 3 giờ sáng nhưng đi họp lại bị Ban tổ chức đối đãi không chu đáo (không mời cơm, không có “phong bì”, không có … ca nhạc). Thật không xứng với cái tên “cao cấp Dầu khí” chút nào!
Chủ tọa Đại hội, ông Bùi Văn Phú – cũng là Chủ tịch HĐQT hiện tại của PVR sau nhiều lần nóng nảy yêu cầu cổ đông nên tập trung ý kiến vào các tờ trình, đã phải đập bàn đứng dậy, hét lên rằng: “Các cụ không phải nói nữa, tôi ngồi đây cũng thấy nhục lắm rồi!”
Theo ông Phú, tình trạng be bét của PVR đã diễn ra từ nhiều năm trước và lỗi chính là ở các cổ đông. Tại sao đi họp mà không xem xét tài liệu? Tại sao không chất vấn lãnh đạo cũ về tình hình hoạt động của công ty? Tại sao không hiểu mà vẫn đánh dấu đồng ý khi bỏ phiếu? Chính vì thế mà giờ đây, khi MHD trở thành cổ đông lớn và ông Phú trở thành Chủ tịch HĐQT, công ty chỉ còn 9 nhân viên, tiền lương phải đi vay để trả còn Tổng Giám đốc Khúc Thị Thanh Huyền đã bị nợ lương 3 tháng.
Mặc dù Chủ tịch HĐQT đã giãi bày nhưng các cổ đông lớn tuổi vẫn nhất quyết đòi ý kiến. Sau một hồi náo loạn khi 2 bên cứ việc trình bày mà không quan tâm bên còn lại đang nói gì, ông Bùi Văn Phú quyết liệt kết luận: “Nếu năm nay tôi không đem về cho công ty 180 – 200 tỷ đồng thì tôi từ chức!”
Mọi việc chỉ kết thúc khi ông Phú cũng dịu giọng và công bố: “Lỗ thì cũng lỗ rồi. HĐQT rất hiểu lòng các cổ đông nên đã phê duyệt một khoản tiền hỗ trợ đi lại cho các cụ. Sau đây, mời các cụ ra ngoài đưa phiếu để lĩnh phong bì.”
Được lời như cởi tấm lòng, các cổ đông cao tuổi đồng loạt vỗ tay hài lòng với quyết định này của HĐQT và Đại hội bước vào phần bỏ phiếu.
Cuộc đại phẫu của PVR
ĐHCĐ của PVR đã thông qua các tờ trình, theo đó, công ty sẽ đổi tên thành CTCP Đầu tư Bất động sản PVR Hà Nội, thay đổi trụ sở làm việc. Mục tiêu năm 2016, 2017, công ty sẽ tập trung tái cơ cấu, giảm biên chế, tập trung đầu tư vào 1 dự án trọng điểm CT10-11 Văn Phú để dự kiến hoàn thành xây dựng thô vào quý 2/2018. Đối với các dự án khác, tìm đối tác chuyển nhượng, thoái vốn để đảm bảo tối ưu nhất.
Tuy đại hội năm nay mang tầm vóc như vậy nhưng diễn biến nổi bật lại là một cuộc "hỗn chiến" giữa những cổ đông nhỏ lẻ với các lãnh đạo của công ty.
Nhắc lại về tiểu sử, CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí được thành lập với tên ban đầu là CTCP Dầu khí Tản Viên nhằm mục tiêu chính là phát triển dự án Hồ Suối Hai, Tản Viên, Hà Tây thành khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.
Cơ cấu cổ đông ban đầu bao gồm những cái tên lớn trong ngành dầu khí như Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã: PVX) nắm 35,65%, Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) nắm 10%, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) nắm 5,31%, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu nắm 10%.
Sau đó, năm 2012, PVC đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và Công ty TNHH VNT. Cho đến nay, sau nhiều thăng trầm, cổ đông lớn của PVR gồm một số cái tên nổi bật như CTCP Đầu tư MHD, Công ty TNHH VNT và Ocean Group.
Còn lại là một đoàn rất đông các cổ đông nhỏ vì mê danh của công ty dầu khí mà mua cổ phiếu từ nhiều năm trước với giá 10.000 đồng/cp. Đáng nói, họ đều đã cao tuổi, chủ yếu đến từ nông thôn, thậm chí không biết đến internet và không biết thị giá của PVR trên sàn giao dịch giờ chỉ còn 3.100 đồng.
Chính vì thế, cũng giống như năm trước, cầm rất nhiều giấy tờ do Ban tổ chức phát cho, cổ đông tranh nhau phát biểu ý kiến nhưng chỉ xoay quanh một số câu hỏi như: Tóm lại, năm vừa qua công ty có lãi hay bị lỗ? Khoản tiền tương đương 1 cây vàng mà họ bỏ ra nhiều năm trước đây để mua cổ phiếu PVR đến nay đã lãi được bao nhiêu tiền?
Đại hội trở nên náo loạn hơn khi Ban chủ tọa cho biết công ty bị lỗ 27 tỷ đồng trong năm 2015 và sắp tới phải thực hiện một loạt các biện pháp tái cơ cấu, thoái vốn tại những dự án có thể. Hiện tại, dự án khả thi nhất của PVR là CT10-11 Văn Phú và giải pháp cho công ty là chuyển nhượng tòa 18T1 cùng hạ tầng chung cư tại dự án CT15 Việt Hưng. Thậm chí chuyển nhượng cả dự án khu du lịch Tản Đà nếu tìm được đối tác, nhằm tập trung vốn cho Văn Phú.
Hay tin, các cổ đông cao tuổi quá bất ngờ, nhất quyết “cướp mic” để giãi bày nỗi đau vì mất mát tiền bạc, bức xúc vì lãnh đạo công ty năm ngoái hứa có lãi mà năm nay lại lỗ, bày tỏ sự tức giận khi phải bắt xe từ quê lên từ 3 giờ sáng nhưng đi họp lại bị Ban tổ chức đối đãi không chu đáo (không mời cơm, không có “phong bì”, không có … ca nhạc). Thật không xứng với cái tên “cao cấp Dầu khí” chút nào!
Chủ tọa Đại hội, ông Bùi Văn Phú – cũng là Chủ tịch HĐQT hiện tại của PVR sau nhiều lần nóng nảy yêu cầu cổ đông nên tập trung ý kiến vào các tờ trình, đã phải đập bàn đứng dậy, hét lên rằng: “Các cụ không phải nói nữa, tôi ngồi đây cũng thấy nhục lắm rồi!”
Theo ông Phú, tình trạng be bét của PVR đã diễn ra từ nhiều năm trước và lỗi chính là ở các cổ đông. Tại sao đi họp mà không xem xét tài liệu? Tại sao không chất vấn lãnh đạo cũ về tình hình hoạt động của công ty? Tại sao không hiểu mà vẫn đánh dấu đồng ý khi bỏ phiếu? Chính vì thế mà giờ đây, khi MHD trở thành cổ đông lớn và ông Phú trở thành Chủ tịch HĐQT, công ty chỉ còn 9 nhân viên, tiền lương phải đi vay để trả còn Tổng Giám đốc Khúc Thị Thanh Huyền đã bị nợ lương 3 tháng.
Mặc dù Chủ tịch HĐQT đã giãi bày nhưng các cổ đông lớn tuổi vẫn nhất quyết đòi ý kiến. Sau một hồi náo loạn khi 2 bên cứ việc trình bày mà không quan tâm bên còn lại đang nói gì, ông Bùi Văn Phú quyết liệt kết luận: “Nếu năm nay tôi không đem về cho công ty 180 – 200 tỷ đồng thì tôi từ chức!”
Mọi việc chỉ kết thúc khi ông Phú cũng dịu giọng và công bố: “Lỗ thì cũng lỗ rồi. HĐQT rất hiểu lòng các cổ đông nên đã phê duyệt một khoản tiền hỗ trợ đi lại cho các cụ. Sau đây, mời các cụ ra ngoài đưa phiếu để lĩnh phong bì.”
Được lời như cởi tấm lòng, các cổ đông cao tuổi đồng loạt vỗ tay hài lòng với quyết định này của HĐQT và Đại hội bước vào phần bỏ phiếu.
Cuộc đại phẫu của PVR
ĐHCĐ của PVR đã thông qua các tờ trình, theo đó, công ty sẽ đổi tên thành CTCP Đầu tư Bất động sản PVR Hà Nội, thay đổi trụ sở làm việc. Mục tiêu năm 2016, 2017, công ty sẽ tập trung tái cơ cấu, giảm biên chế, tập trung đầu tư vào 1 dự án trọng điểm CT10-11 Văn Phú để dự kiến hoàn thành xây dựng thô vào quý 2/2018. Đối với các dự án khác, tìm đối tác chuyển nhượng, thoái vốn để đảm bảo tối ưu nhất.
Mai Linh
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Relate Threads