Cho rằng đây là thời điểm thích hợp để cổ phần hóa và bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cần tìm kiếm đối tác chiến lược có năng lực cung cấp nguyên liệu dầu thô dài hạn hoặc phát triển các sản phẩm hóa dầu.
Theo ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR, 6 tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 10,43% và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt 9,17%.
Trong thời gian qua, công suất Nhà máy liên tục tăng nhưng tiêu thụ năng lượng nội bộ ngày càng giảm. Chỉ số EII (tỷ lệ giữa tiêu thụ năng lượng thực tế và năng lượng tiêu chuẩn của NMLD) từ năm 2016 của Nhà máy đã nằm trong nhóm 3 các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trước đó thuộc nhóm 4.
Các chỉ số tin cậy thiết bị, tin cậy vận hành, hệ số lưu chuyển của dòng công nghệ trong hệ thống như MA, OA, OSF cũng tăng đáng kể so với các năm trước đó.
Tính từ 2010 đến nay, BSR đã tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí khoảng 3.499 tỷ đồng.
Theo lộ trình đã được phê duyệt, BSR sẽ thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm nay.
Trong buổi thuyết trình với các chuyên gia kinh tế mới đây, BSR cũng nhận được nhiều khuyến nghị đáng chú ý.
Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã đặt ra 3 vấn đề chi tiết là triển vọng IPO của BSR trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới, các bước đi cụ thể để IPO đạt kết quả cao nhất và xu hướng phát triển sau IPO.
Cũng cho rằng có nhiều yếu tố vĩ mô tác động đến BSR như năng lượng tái tạo phát triển, nhu cầu năng lượng truyền thống giảm dần; xe điện tự lái lên ngôi vào khoảng sau năm 2035; xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, TS Lê Đăng Doanh cũng khuyến nghị, BSR cần chú ý đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng internet vạn vật, cảm biến, rô bốt. Từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm vốn lưu động, tăng thêm độ an toàn cho bộ máy quản lý.
Ngoài ra, BSR phải đẩy mạnh công tác truyền thông, minh bạch và cung cấp đầy đủ thông tin về bảo vệ môi trường cho nhà đầu tư chiến lược và định hướng doanh nghiệp là hiện đại.
“Cần lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực cung cấp nguyên liệu dầu thô dài hạn hoặc có năng lực phát triển các sản phẩm hóa dầu. Có lộ trình để đưa đại diện nhà đầu tư chiến lược tham gia hội đồng quản trị”, là khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế với BSR.
Theo quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận là điểm mấu chốt nhà đầu tư quan tâm. Công tác mở rộng sản phẩm đang có và sản phẩm mới cũng phải có lộ trình. Ông Tuyển cũng cho rằng, khả năng quản trị quyết định tính sống còn của doanh nghiệp sau IPO chứ không phải đó là doanh nghiệp của nhà nước hay tư nhân.
Các chuyên gia cũng cho rằng, BSR cần có chiến lược kinh doanh sau IPO ít nhất từ 3 - 5 năm. Đồng thời có dự báo tài chính 3 năm một cách rõ ràng.
Theo bà Phạm Chi Lan, BSR phải so sánh mình với các đối thủ khác để có một bài toán cạnh tranh sòng phẳng. Sản phẩm lọc dầu hay hóa dầu phải so với doanh nghiệp cùng ngành mới cạnh tranh được. BSR cũng cần lường trước các vấn đề như: nếu thay đổi một số chính sách về thuế, đất đai… thì tương lai Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ra sao và cần có kịch bản để thích nghi.
Theo ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR, 6 tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 10,43% và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt 9,17%.
Trong thời gian qua, công suất Nhà máy liên tục tăng nhưng tiêu thụ năng lượng nội bộ ngày càng giảm. Chỉ số EII (tỷ lệ giữa tiêu thụ năng lượng thực tế và năng lượng tiêu chuẩn của NMLD) từ năm 2016 của Nhà máy đã nằm trong nhóm 3 các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trước đó thuộc nhóm 4.
Các chỉ số tin cậy thiết bị, tin cậy vận hành, hệ số lưu chuyển của dòng công nghệ trong hệ thống như MA, OA, OSF cũng tăng đáng kể so với các năm trước đó.
Tính từ 2010 đến nay, BSR đã tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí khoảng 3.499 tỷ đồng.
Theo lộ trình đã được phê duyệt, BSR sẽ thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm nay.
Trong buổi thuyết trình với các chuyên gia kinh tế mới đây, BSR cũng nhận được nhiều khuyến nghị đáng chú ý.
Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển
Cũng cho rằng có nhiều yếu tố vĩ mô tác động đến BSR như năng lượng tái tạo phát triển, nhu cầu năng lượng truyền thống giảm dần; xe điện tự lái lên ngôi vào khoảng sau năm 2035; xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, TS Lê Đăng Doanh cũng khuyến nghị, BSR cần chú ý đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng internet vạn vật, cảm biến, rô bốt. Từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm vốn lưu động, tăng thêm độ an toàn cho bộ máy quản lý.
Ngoài ra, BSR phải đẩy mạnh công tác truyền thông, minh bạch và cung cấp đầy đủ thông tin về bảo vệ môi trường cho nhà đầu tư chiến lược và định hướng doanh nghiệp là hiện đại.
“Cần lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực cung cấp nguyên liệu dầu thô dài hạn hoặc có năng lực phát triển các sản phẩm hóa dầu. Có lộ trình để đưa đại diện nhà đầu tư chiến lược tham gia hội đồng quản trị”, là khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế với BSR.
Theo quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận là điểm mấu chốt nhà đầu tư quan tâm. Công tác mở rộng sản phẩm đang có và sản phẩm mới cũng phải có lộ trình. Ông Tuyển cũng cho rằng, khả năng quản trị quyết định tính sống còn của doanh nghiệp sau IPO chứ không phải đó là doanh nghiệp của nhà nước hay tư nhân.
Các chuyên gia cũng cho rằng, BSR cần có chiến lược kinh doanh sau IPO ít nhất từ 3 - 5 năm. Đồng thời có dự báo tài chính 3 năm một cách rõ ràng.
Hoàng Nam - Báo Đầu tư
Relate Threads