Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zanganeh thông báo Iran sắp ký thỏa thuận khai thác khí đốt với Tập đoàn Total của Pháp sau một thời gian dài bị trì hoãn.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zanganeh, thỏa thuận phát triển giai đoạn 11 của mỏ khí đốt South Pars sẽ được ký kết trước khi chính phủ hiện tại hết nhiệm kỳ. Tổng thống Hassan Rouhani, người vừa tái đắc cử hồi tháng 5/2017, dự kiến sẽ thành lập nội các mới vào tháng Tám tới đây.
Trước đó, Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Total, ông Patrick Pouyanne cho biết rằng công ty này dự định sẽ ký thỏa thuận khai thác khí đốt tại mỏ khí South Pars trước mùa Hè.
Bên cạnh đó, công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) cho hay đã cấp phép cho năm công ty khác từ Nga và Azerbaijan tham gia đấu thầu tại các dự án năng lượng ở nước này. Các công ty trên bao gồm Gazprom Neft, Rosneft, Tatneft và Zarubezhneft của Nga cùng với SOCAR của Azerbaijan, đưa số công ty đủ điều kiện dự thầu lên 34.
Iran đang cố gắng hiện đại hóa ngành dầu khí kể từ sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử vào năm 2015 với các cường quốc thế giới. Quốc gia Hồi giáo này xuất khẩu 2 triệu thùng dầu/ngày, đem lại nguồn thu hơn 30% ngân sách hàng năm cho Tehran.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán Iran sẽ nâng công suất sản xuất dầu thêm 400.000 thùng/ngày lên 4,15 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Cùng với đó, nước này cũng có kế hoạch xuất khẩu 23 triệu tấn các sản phẩm hóa dầu với tổng trị giá 11 tỷ USD trong năm nay.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zanganeh, thỏa thuận phát triển giai đoạn 11 của mỏ khí đốt South Pars sẽ được ký kết trước khi chính phủ hiện tại hết nhiệm kỳ. Tổng thống Hassan Rouhani, người vừa tái đắc cử hồi tháng 5/2017, dự kiến sẽ thành lập nội các mới vào tháng Tám tới đây.
Bên cạnh đó, công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) cho hay đã cấp phép cho năm công ty khác từ Nga và Azerbaijan tham gia đấu thầu tại các dự án năng lượng ở nước này. Các công ty trên bao gồm Gazprom Neft, Rosneft, Tatneft và Zarubezhneft của Nga cùng với SOCAR của Azerbaijan, đưa số công ty đủ điều kiện dự thầu lên 34.
Iran đang cố gắng hiện đại hóa ngành dầu khí kể từ sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử vào năm 2015 với các cường quốc thế giới. Quốc gia Hồi giáo này xuất khẩu 2 triệu thùng dầu/ngày, đem lại nguồn thu hơn 30% ngân sách hàng năm cho Tehran.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán Iran sẽ nâng công suất sản xuất dầu thêm 400.000 thùng/ngày lên 4,15 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Cùng với đó, nước này cũng có kế hoạch xuất khẩu 23 triệu tấn các sản phẩm hóa dầu với tổng trị giá 11 tỷ USD trong năm nay.
H.Thủy (Theo Reuters)- Bnews.vn
Relate Threads