Iran – thành viên lớn thứ 3 Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) – chuẩn bị đẩy sản lượng sản xuất lên 4 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ khiến tình hình phức tạp hơn vào tháng 11, khi OPEC nhóm họp để hoàn tất thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Bijan Namdar Zanganeh – hy vọng các thành viên OPEC sẽ đạt được sự đồng thuận trong cuộc họp diễn ra ngày 30/11 tới. Hiện Iran đang tìm kiếm khoản đầu tư khoảng 200 triệu USD để thúc đẩy sản xuất và doanh số dầu mỏ, khí tự nhiên và hóa dầu công nghiệp. Ông Zanganeh cho biết mục tiêu sản lượng của Iran trong 4 năm tới là 4,28 triệu thùng dầu/ngày và 1 triệu thùng khí hoá lỏng/ngày.
Sản lượng sản xuất của Iran giai đoạn 2014-2016 và dự kiện tới năm 2021
OPEC sẽ nhóm họp vào tháng tới để bàn bạc về chi tiết của thỏa thuận đóng băng sản lượng. Trong cuộc họp không chính thức tại Algeria cuối tháng 9, OPEC đạt thỏa thuận sơ bộ về việc giảm sản lượng sản xuất xuống 32,5-33 triệu thùng/ngày để cải thiện tình trạng dư cung và thúc đẩy giá dầu.
Iran đánh mất vị trí thứ 2 tại OPEC sau khi bị các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt năm 2012. Khi các biện pháp được gỡ bỏ hồi đầu năm, Iran nhanh chóng tăng cường sản xuất để lấy lại thị phần đã mất. Đây cũng là nguyên nhân khiến thỏa thuận hồi tháng 4 tại Doha sụp đổ.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS Group AG cho rằng việc sản lượng của OPEC tăng trong thời gian gần đây sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện thỏa thuận lần này. Đây có thể là một bước đi chiến lược của các thành viên OPEC bởi ai cũng muốn có mức sản lượng cao khi đàm phán thỏa thuận.
Kế hoạch sản xuất
Giám đốc Ali Kardor của công ty dầu mỏ quốc gia National Iranian Oil Co. (NIOC) cho biết Iran đặt mục tiêu tăng sản lượng từ mức 3,89 triệu thùng/ngày hiện nay. Phó bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Amir Hossein Zamaninia – cho biết mức sản lượng của quốc gia này trước khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt là 4,085 triệu thùng/ngày và Iran cần phải đạt được mức sản lượng đó trong tương lai.
Theo số liệu của Bloomberg, sản lượng dầu mỏ tháng 9 của Iran là 3,63 triệu thùng/ngày. Ông Kardor cho biết Iran đang vận hành tối đa công suất và dự kiến tăng mức xuất khẩu từ 2,2 triệu thùng/ngày hiện nay lên 2,5 triệu thùng/ngày vào tháng 3 năm sau.
Ông Zanganeh cho rằng mức sản xuất của mỗi nước cần được quyết định trong cuộc họp tháng 11. Tuy nhiên, vị quan chức này không đưa ra bất kỳ bình luận nào về sự tham gia của Iran trong thỏa thuận.
Số liệu tranh cãi
Ông Kardor đặt ra dấu hỏi về tính chính xác trong số liệu sản xuất của các quốc gia OPEC. Việc thu thập số liệu từ nguồn thứ cấp (các nhà phân tích, nhà báo, vv.) rồi sử dụng để xác định hạn ngạch sản xuất là không chấp nhận được.
Iran đang nỗ lực thu hút đầu tư của khối ngoại nhằm vực dậy nền công nghiệp năng lượng bị kìm hãm nhiều năm bởi các biện pháp trừng phạt. NIOC bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký đầu tư của các công ty nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn đầu tư đủ điều kiện vào lĩnh vực dầu mỏ và khí tự nhiên.
Theo: NDH.vn
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Bijan Namdar Zanganeh – hy vọng các thành viên OPEC sẽ đạt được sự đồng thuận trong cuộc họp diễn ra ngày 30/11 tới. Hiện Iran đang tìm kiếm khoản đầu tư khoảng 200 triệu USD để thúc đẩy sản xuất và doanh số dầu mỏ, khí tự nhiên và hóa dầu công nghiệp. Ông Zanganeh cho biết mục tiêu sản lượng của Iran trong 4 năm tới là 4,28 triệu thùng dầu/ngày và 1 triệu thùng khí hoá lỏng/ngày.
Sản lượng sản xuất của Iran giai đoạn 2014-2016 và dự kiện tới năm 2021
Iran đánh mất vị trí thứ 2 tại OPEC sau khi bị các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt năm 2012. Khi các biện pháp được gỡ bỏ hồi đầu năm, Iran nhanh chóng tăng cường sản xuất để lấy lại thị phần đã mất. Đây cũng là nguyên nhân khiến thỏa thuận hồi tháng 4 tại Doha sụp đổ.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS Group AG cho rằng việc sản lượng của OPEC tăng trong thời gian gần đây sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện thỏa thuận lần này. Đây có thể là một bước đi chiến lược của các thành viên OPEC bởi ai cũng muốn có mức sản lượng cao khi đàm phán thỏa thuận.
Kế hoạch sản xuất
Giám đốc Ali Kardor của công ty dầu mỏ quốc gia National Iranian Oil Co. (NIOC) cho biết Iran đặt mục tiêu tăng sản lượng từ mức 3,89 triệu thùng/ngày hiện nay. Phó bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Amir Hossein Zamaninia – cho biết mức sản lượng của quốc gia này trước khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt là 4,085 triệu thùng/ngày và Iran cần phải đạt được mức sản lượng đó trong tương lai.
Theo số liệu của Bloomberg, sản lượng dầu mỏ tháng 9 của Iran là 3,63 triệu thùng/ngày. Ông Kardor cho biết Iran đang vận hành tối đa công suất và dự kiến tăng mức xuất khẩu từ 2,2 triệu thùng/ngày hiện nay lên 2,5 triệu thùng/ngày vào tháng 3 năm sau.
Ông Zanganeh cho rằng mức sản xuất của mỗi nước cần được quyết định trong cuộc họp tháng 11. Tuy nhiên, vị quan chức này không đưa ra bất kỳ bình luận nào về sự tham gia của Iran trong thỏa thuận.
Số liệu tranh cãi
Ông Kardor đặt ra dấu hỏi về tính chính xác trong số liệu sản xuất của các quốc gia OPEC. Việc thu thập số liệu từ nguồn thứ cấp (các nhà phân tích, nhà báo, vv.) rồi sử dụng để xác định hạn ngạch sản xuất là không chấp nhận được.
Iran đang nỗ lực thu hút đầu tư của khối ngoại nhằm vực dậy nền công nghiệp năng lượng bị kìm hãm nhiều năm bởi các biện pháp trừng phạt. NIOC bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký đầu tư của các công ty nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn đầu tư đủ điều kiện vào lĩnh vực dầu mỏ và khí tự nhiên.
Theo: NDH.vn
Relate Threads