Hôm 15/11 vừa qua, Israel đã tổ chức đấu thầu quyền khai thác 24 mỏ khí thiên nhiên ngoài khơi nước này với sự tham gia của các nhà thầu quốc tế, báo hiệu triển vọng mở cửa mạnh mẽ hơn để thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong 15 năm qua, Israel đã chuyển từ một nước nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch sang tự cung tự cấp, với trữ lượng khí đốt hiện nay đủ để tạo ra hơn 50% sản lượng điện của cả nước.
Israel ước tính vùng biển thuộc phạm vi tổ chức đấu giá có trữ lượng lên đến 2.000 tỷ mét khối khí đốt, tương đương khoảng 6,6 tỷ thùng dầu. Mỗi khu vực thăm dò có diện tích chừng 390 km vuông và cách bờ biển ít nhất 6,5 km.
Đầu tư cho hiện tại và tương lai
Bộ trưởng Năng lượng Israel - ông Yuval Steinitz, tin tưởng việc mở cửa vùng biển cho doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác dầu khí chính là sự đầu tư tốt nhất cho Israel hiện tại và tương lai. Nhiều công ty từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Australia... đã đến gặp ông Steinitz và bày tỏ sự quan tâm tới gói thầu này.
Tiếp nối các sự kiện tương tự đã triển khai ở London và Singapore vào tháng 9/2016, Israel sẽ tổ chức công bố thông tin về kế hoạch đấu thầu nêu trên tại Houston (Mỹ) vào cuối tháng này. Quá trình tiếp nhận và đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ kết thúc vào tháng 4/2017, kết quả lựa chọn nhà thầu dự kiến được công bố 3 tháng sau đó.
Trong 15 năm qua, Israel đã chuyển từ một nước nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch sang tự cung tự cấp, với trữ lượng khí đốt hiện nay đủ để tạo ra hơn 50% sản lượng điện của cả nước.
Năm 2009, lần đầu tiên nước này tìm thấy một trữ lượng khí đốt lớn ngoài khơi và đặt tên là mỏ Tama. Một năm sau, đến lượt mỏ Leviathan được phát hiện, trở thành mỏ lớn nhất ở Địa Trung Hải vào thời điểm đó.
Với tổng trữ lượng lên đến 8.500 tỷ mét khối, hai mỏ này có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng nội địa của Israel trong vòng 100 năm tới, thậm chí còn dư dả để xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển mỏ Leviathan đã bị trì hoãn gần 5 năm trời do chưa kết thúc được đàm phán giữa chính phủ Israel và các công ty năng lượng có cổ phần ở mỏ này về vấn đề giá cả, khối lượng xuất khẩu và chống độc quyền. Điều này phần nào khiến ngành công nghiệp năng lượng của Israel tăng trưởng chậm hơn và làm chùn chân một số công ty dầu mỏ khác có ý định đầu tư.
Noble Energy là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Leviathan và Tamar, bên cạnh Delek Drilling, Avner Oil Exploration và Ratio Oil Exploration - đều của Israel. Chính vì thế, những doanh nghiệp này không được phép tham gia gói thầu mới để tránh ảnh hưởng tới tính cạnh tranh, theo lời Bộ trưởng Năng lượng Israel.
Bài học về đầu ra xuất khẩu
Israel giờ đã sẵn sàng khai thác các mỏ khí mới, nhưng phải tìm lời giải cho bài toán đầu ra. Leviathan và Tamar chính là hai bài học nhãn tiền mà khả năng xuất khẩu cho đến nay vẫn rất hạn chế.
Tháng 9 vừa rồi, Noble và các đối tác đầu tư ở Leviathan thông báo đã ký được hợp đồng cung cấp cho National Electric Power (Jordan) 45 tỷ mét khối khí đốt trong vòng 15 năm, trị giá khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, ý định xuất khẩu sang Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thị trường tiêu thụ lớn của khu vực, lại vướng phải nhiều rào cản.
Tháng 12/2015, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi của Ai Cập đã chỉ đạo ngừng đàm phán nhập khẩu khí đốt của Israel do xảy ra tranh chấp giữa các công ty Ai Cập với tập đoàn quốc doanh Israel Electric. Theo nhận định của ông Steinitz phải mất vài tháng nữa khúc mắc này may ra mới được xử lý dứt điểm; hy vọng đến lúc đó, tiềm năng xuất khẩu của Israel sang nước láng giềng sẽ được khơi thông.
Trong khi đó, kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Israel sang Thổ Nhĩ Kỳ đi qua vùng biển kinh tế của Đảo Síp có thể bị trì hoãn cho đến khi xung đột chính trị giữa người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ trên quốc đảo này được giải quyết.
Israel cũng đang đàm phán về một đường ống dẫn khí đốt đến Hy Lạp thông qua Síp, để từ đó cung cấp cho Liên minh châu Âu. Nếu thành công, đây sẽ là một trong những đường ống dẫn khí đốt dài nhất và sâu nhất thế giới.
Trong 15 năm qua, Israel đã chuyển từ một nước nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch sang tự cung tự cấp, với trữ lượng khí đốt hiện nay đủ để tạo ra hơn 50% sản lượng điện của cả nước.
Israel ước tính vùng biển thuộc phạm vi tổ chức đấu giá có trữ lượng lên đến 2.000 tỷ mét khối khí đốt, tương đương khoảng 6,6 tỷ thùng dầu. Mỗi khu vực thăm dò có diện tích chừng 390 km vuông và cách bờ biển ít nhất 6,5 km.
Đầu tư cho hiện tại và tương lai
Bộ trưởng Năng lượng Israel - ông Yuval Steinitz, tin tưởng việc mở cửa vùng biển cho doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác dầu khí chính là sự đầu tư tốt nhất cho Israel hiện tại và tương lai. Nhiều công ty từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Australia... đã đến gặp ông Steinitz và bày tỏ sự quan tâm tới gói thầu này.
Tiếp nối các sự kiện tương tự đã triển khai ở London và Singapore vào tháng 9/2016, Israel sẽ tổ chức công bố thông tin về kế hoạch đấu thầu nêu trên tại Houston (Mỹ) vào cuối tháng này. Quá trình tiếp nhận và đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ kết thúc vào tháng 4/2017, kết quả lựa chọn nhà thầu dự kiến được công bố 3 tháng sau đó.
Trong 15 năm qua, Israel đã chuyển từ một nước nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch sang tự cung tự cấp, với trữ lượng khí đốt hiện nay đủ để tạo ra hơn 50% sản lượng điện của cả nước.
Năm 2009, lần đầu tiên nước này tìm thấy một trữ lượng khí đốt lớn ngoài khơi và đặt tên là mỏ Tama. Một năm sau, đến lượt mỏ Leviathan được phát hiện, trở thành mỏ lớn nhất ở Địa Trung Hải vào thời điểm đó.
Với tổng trữ lượng lên đến 8.500 tỷ mét khối, hai mỏ này có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng nội địa của Israel trong vòng 100 năm tới, thậm chí còn dư dả để xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển mỏ Leviathan đã bị trì hoãn gần 5 năm trời do chưa kết thúc được đàm phán giữa chính phủ Israel và các công ty năng lượng có cổ phần ở mỏ này về vấn đề giá cả, khối lượng xuất khẩu và chống độc quyền. Điều này phần nào khiến ngành công nghiệp năng lượng của Israel tăng trưởng chậm hơn và làm chùn chân một số công ty dầu mỏ khác có ý định đầu tư.
Noble Energy là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Leviathan và Tamar, bên cạnh Delek Drilling, Avner Oil Exploration và Ratio Oil Exploration - đều của Israel. Chính vì thế, những doanh nghiệp này không được phép tham gia gói thầu mới để tránh ảnh hưởng tới tính cạnh tranh, theo lời Bộ trưởng Năng lượng Israel.
Bài học về đầu ra xuất khẩu
Israel giờ đã sẵn sàng khai thác các mỏ khí mới, nhưng phải tìm lời giải cho bài toán đầu ra. Leviathan và Tamar chính là hai bài học nhãn tiền mà khả năng xuất khẩu cho đến nay vẫn rất hạn chế.
Tháng 12/2015, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi của Ai Cập đã chỉ đạo ngừng đàm phán nhập khẩu khí đốt của Israel do xảy ra tranh chấp giữa các công ty Ai Cập với tập đoàn quốc doanh Israel Electric. Theo nhận định của ông Steinitz phải mất vài tháng nữa khúc mắc này may ra mới được xử lý dứt điểm; hy vọng đến lúc đó, tiềm năng xuất khẩu của Israel sang nước láng giềng sẽ được khơi thông.
Trong khi đó, kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Israel sang Thổ Nhĩ Kỳ đi qua vùng biển kinh tế của Đảo Síp có thể bị trì hoãn cho đến khi xung đột chính trị giữa người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ trên quốc đảo này được giải quyết.
Israel cũng đang đàm phán về một đường ống dẫn khí đốt đến Hy Lạp thông qua Síp, để từ đó cung cấp cho Liên minh châu Âu. Nếu thành công, đây sẽ là một trong những đường ống dẫn khí đốt dài nhất và sâu nhất thế giới.
Hải Châu - Thời báo Kinh doanh
Relate Threads