Kế Hoạch Phát Triển Mỏ Lô B
Gọi chung là Lô B gồm cả các lô 48/95 và 52/97, bể Malay-Thổ Chu.
Nhà điều hành mỏ này – Công ty Điều Hành Dầu Khí Phú Quốc (PQPOC), là liên doanh hoạt động thông qua “hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), gồm các đối tác theo tỷ lệ vốn góp: PVN với 42,90% & PVEP 26,82% (Việt Nam), Cty thăm dò dầu khí Mitsui (Moeco) của Nhật Bản 22,54% và PTTEP của Thái Lan với 7,73%. Đây là dự án khí lớn nhất phía nam, có trữ lượng khoảng 176 tỷ mét khối khí và condensate cho vòng đời 20 hoặc 25 năm, được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: EPCI từ quý 2/2019 đến quý 3/ 2021
Sẽ bao gồm một giàn CPP (giàn xử lý trung tâm) với khối thượng tầng 20.000 tấn, chân đế, một khu nhà ở cho 180 người, ba cây cầu đấu nối và 4 giàn đầu giếng (WHPs) cộng hệ thống ống ngầm nội mỏ, ống xuất khí. Khí từ mỏ, một kho chứa nổi FSO chứa condensate. Khí từ mỏ sẽ được vận chuyển thông qua một đường ống 26’’ dài 400 km từ ngoài khơi về Ô Môn, Cần Thơ, trong đó khoảng 246 km sẽ nằm ngoài khơi. Dự án dự kiến đi vào khai thác cuối năm 2021.
Các Gói Thầu
1/ Quốc tế - 1 x CPP
PQPOC hiện đang chấm thầu.
Phạm vi công việc bao gồm 1 giàn xử lý trung tâm (CPP),chân đế, tháp khí đốt, khu nhà ở, cầu, và ống ngầm nội mỏ. Các nhà thầu quốc tế chịu trách nhiệm gia công chế tạo CPP; phần còn lại gồm chân đế, khu nhà ở, cầu sẽ giao cho nhà thầu trong nước.
2/ Trong nước – 4 x WHPs
PQPOC hiện đang chấm thầu
Phạm vi công việc gồm 4 giàn đầu giếng (WHP), 4 chân đế, ống ngầm nội mỏ.
Sau khi được phê duyệt FID, dự kiến PQPOC sẽ ký hợp đồng EPCI đầu năm 2019. Các phạm vi công việc sẽ triển khai gần như song song, từ quý 2/2019 đến quý 3/ 2021 để bàn giao và đi vào vận hành thương mại vào quý 4/2021.
Các Phê Duyệt Từ Chính Phủ
3/ ODP: Đã phê duyệt từ 2017 (1)
4/ FDP: Phê duyệt từ 19/7/2018 (2)
5/ FID: Dự kiến cuối 2018 (3)
6/ Vốn: PVN đã làm việc với các ngân hàng quốc tế để thu xếp vốn. Dự kiến việc thu xếp vốn sẽ xong trong năm 2018 hoặc đâu 2019.
Đây là dự án lớn liên quan đến cả vận chuyển khí và nhà máy điện ở Cà Mau và Ô Môn, Cần Thơ. Theo đó, khí được khai thác từ mỏ này, được vận chuyển qua ~ 245 km đường ống ngầm về các trạm tiếp bờ ở Mũi Tràm(4), An Minh, tỉnh Cà Mau đến trạm phân phối khí ở Kiên Giang (5). Từ An Minh, là 95 km đường ống âm đất đến trạm phân phối khí ở Ô Môn. Từ trạm này, khí cung cấp cho 3 nhà máy điện ở Ô Môn (6). Theo như thông tin mới nhất thì nhà 2 nhà máy 1,200MW ở Kiên Giang sẽ tạm dừng để tập trung cho các nhà máy điện ở Ô Môn giai đoạn này.
Có một số quan ngại về phía EVN, là khách hàng mua khí làm nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Ô Môn. Các chuyên gia đang lo ngại EVN sẽ gặp khó khăn khi thu xếp vốn để xây dựng 2 nhà máy này, vốn ước tính lên đến hơn 3 tỷ USD. Đây đang là một câu hỏi và hy vọng sẽ có đáp án trong qúy 4 năm nay.
Việc chính phủ phê duyệt “kế hoạch phát triển mỏ” FDP được xem là một dấu mốc quan trọng cho đại dự án Lô B, vốn đã chậm hơn 10 năm. Từ đây, sẽ rút gọn các quy trình tiếp theo để dự án cam kết đúng tiến độ. Nguồn khí từ lô B là rất quan trọng cho khu vực miền tây nam bộ trong “Quy Hoạch Mạng Lưới Điện Quốc Gia” từ năm 2022.
Về phía chủ đầu tư, PQPOC cùng Công ty điều hành đường ống khí Tây Nam (SWPOC), bảo lưu quan điểm sẽ kịp tiến độ. Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận định là sẽ có chậm trễ, do các chồng lấn về quy trình của các bên liên quan trong chuỗi dự án lên đến bộ công thương và chính phủ cùng các tác động từ hạ nguồn nơi nhà máy điện. Hy vọng sự chậm trễ, nếu có, chỉ khoảng trong 6 tháng để dự án thúc đẩy các công ty thành viên PVN và dịch vụ kỹ thuật phát triển mạnh từ năm tài chính 2019.
Ghi chú:-
(1) – ODP: Kế hoạch phát triển mỏ đại cương
(2) – FDP: Kế hoạch phát triển mỏ
(3) – FID: Quyết định đầu tư
(4) – Bù khí cho GPP & Điện Cà Mau
(5) – Kiên Giang1+2 có thể phát triển sau
(6) – Ô Môn 1 đã hoạt động bằng nhiên liệu dầu FO, chi phí cao. Khi có khí từ Lô B, sẽ hoạt động bằng nhiên liệu khí
NLM
Gọi chung là Lô B gồm cả các lô 48/95 và 52/97, bể Malay-Thổ Chu.
Nhà điều hành mỏ này – Công ty Điều Hành Dầu Khí Phú Quốc (PQPOC), là liên doanh hoạt động thông qua “hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), gồm các đối tác theo tỷ lệ vốn góp: PVN với 42,90% & PVEP 26,82% (Việt Nam), Cty thăm dò dầu khí Mitsui (Moeco) của Nhật Bản 22,54% và PTTEP của Thái Lan với 7,73%. Đây là dự án khí lớn nhất phía nam, có trữ lượng khoảng 176 tỷ mét khối khí và condensate cho vòng đời 20 hoặc 25 năm, được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: EPCI từ quý 2/2019 đến quý 3/ 2021
Sẽ bao gồm một giàn CPP (giàn xử lý trung tâm) với khối thượng tầng 20.000 tấn, chân đế, một khu nhà ở cho 180 người, ba cây cầu đấu nối và 4 giàn đầu giếng (WHPs) cộng hệ thống ống ngầm nội mỏ, ống xuất khí. Khí từ mỏ, một kho chứa nổi FSO chứa condensate. Khí từ mỏ sẽ được vận chuyển thông qua một đường ống 26’’ dài 400 km từ ngoài khơi về Ô Môn, Cần Thơ, trong đó khoảng 246 km sẽ nằm ngoài khơi. Dự án dự kiến đi vào khai thác cuối năm 2021.
Các Gói Thầu
1/ Quốc tế - 1 x CPP
PQPOC hiện đang chấm thầu.
Phạm vi công việc bao gồm 1 giàn xử lý trung tâm (CPP),chân đế, tháp khí đốt, khu nhà ở, cầu, và ống ngầm nội mỏ. Các nhà thầu quốc tế chịu trách nhiệm gia công chế tạo CPP; phần còn lại gồm chân đế, khu nhà ở, cầu sẽ giao cho nhà thầu trong nước.
2/ Trong nước – 4 x WHPs
PQPOC hiện đang chấm thầu
Phạm vi công việc gồm 4 giàn đầu giếng (WHP), 4 chân đế, ống ngầm nội mỏ.
Sau khi được phê duyệt FID, dự kiến PQPOC sẽ ký hợp đồng EPCI đầu năm 2019. Các phạm vi công việc sẽ triển khai gần như song song, từ quý 2/2019 đến quý 3/ 2021 để bàn giao và đi vào vận hành thương mại vào quý 4/2021.
Các Phê Duyệt Từ Chính Phủ
3/ ODP: Đã phê duyệt từ 2017 (1)
4/ FDP: Phê duyệt từ 19/7/2018 (2)
5/ FID: Dự kiến cuối 2018 (3)
6/ Vốn: PVN đã làm việc với các ngân hàng quốc tế để thu xếp vốn. Dự kiến việc thu xếp vốn sẽ xong trong năm 2018 hoặc đâu 2019.
Đây là dự án lớn liên quan đến cả vận chuyển khí và nhà máy điện ở Cà Mau và Ô Môn, Cần Thơ. Theo đó, khí được khai thác từ mỏ này, được vận chuyển qua ~ 245 km đường ống ngầm về các trạm tiếp bờ ở Mũi Tràm(4), An Minh, tỉnh Cà Mau đến trạm phân phối khí ở Kiên Giang (5). Từ An Minh, là 95 km đường ống âm đất đến trạm phân phối khí ở Ô Môn. Từ trạm này, khí cung cấp cho 3 nhà máy điện ở Ô Môn (6). Theo như thông tin mới nhất thì nhà 2 nhà máy 1,200MW ở Kiên Giang sẽ tạm dừng để tập trung cho các nhà máy điện ở Ô Môn giai đoạn này.
Có một số quan ngại về phía EVN, là khách hàng mua khí làm nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Ô Môn. Các chuyên gia đang lo ngại EVN sẽ gặp khó khăn khi thu xếp vốn để xây dựng 2 nhà máy này, vốn ước tính lên đến hơn 3 tỷ USD. Đây đang là một câu hỏi và hy vọng sẽ có đáp án trong qúy 4 năm nay.
Việc chính phủ phê duyệt “kế hoạch phát triển mỏ” FDP được xem là một dấu mốc quan trọng cho đại dự án Lô B, vốn đã chậm hơn 10 năm. Từ đây, sẽ rút gọn các quy trình tiếp theo để dự án cam kết đúng tiến độ. Nguồn khí từ lô B là rất quan trọng cho khu vực miền tây nam bộ trong “Quy Hoạch Mạng Lưới Điện Quốc Gia” từ năm 2022.
Về phía chủ đầu tư, PQPOC cùng Công ty điều hành đường ống khí Tây Nam (SWPOC), bảo lưu quan điểm sẽ kịp tiến độ. Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận định là sẽ có chậm trễ, do các chồng lấn về quy trình của các bên liên quan trong chuỗi dự án lên đến bộ công thương và chính phủ cùng các tác động từ hạ nguồn nơi nhà máy điện. Hy vọng sự chậm trễ, nếu có, chỉ khoảng trong 6 tháng để dự án thúc đẩy các công ty thành viên PVN và dịch vụ kỹ thuật phát triển mạnh từ năm tài chính 2019.
Ghi chú:-
(1) – ODP: Kế hoạch phát triển mỏ đại cương
(2) – FDP: Kế hoạch phát triển mỏ
(3) – FID: Quyết định đầu tư
(4) – Bù khí cho GPP & Điện Cà Mau
(5) – Kiên Giang1+2 có thể phát triển sau
(6) – Ô Môn 1 đã hoạt động bằng nhiên liệu dầu FO, chi phí cao. Khi có khí từ Lô B, sẽ hoạt động bằng nhiên liệu khí
NLM
Relate Threads