oilgasvietnam
Moderator
Một câu hỏi, cho một tình trạng cấp bách nhãn tiền, vừa được đặt ra: Giá dầu về 30 USD/thùng thì kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?
Và “kịch bản” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm 1,36%, chung cảnh ngộ, hoặc nói lạc quan là “cùng sánh vai” với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy...
Trên truyền hình quốc gia, một Thứ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận lạc quan: Giá dầu giảm sẽ khiến tiết kiệm được chi phí nhập khẩu xăng dầu. Dự kiến năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12,5-13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD thì sẽ tiết kiệm được 2-2,1 tỉ USD.
Trên lý thuyết, một quốc gia nhập khẩu đến 70% cho nhu cầu xăng dầu trong nước sẽ nhìn thấy cơ hội lớn khi giá dầu giảm. Nhưng trong khi chưa thấy cái lợi ở đâu thì tỉ lệ khoảng 11-12% tổng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô coi như “đi hỏi ông Cuội”.
Bởi cũng với tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 1.000-1.200 tỉ đồng. Nhớ hồi giá dầu xuống 70 USD/thùng, ngân sách đã “báo động đỏ” khi con số hụt thu 30.000 tỉ đồng được công bố.
Lạc quan hay bi quan, hưởng lợi hay thất thu phải là những hành động hiệu quả để giá dầu thấp trở thành cái lợi cho nền kinh tế. Năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chúng ta khai thác được 15 triệu tấn dầu thô với chi phí khai thác - tùy mỏ - dao động từ mức 30-70 USD/thùng.
Hôm qua, có nỗi lo lắng rằng khi giá dầu xuống tới 30 USD/thùng, thì việc sản xuất coi như không lãi nổi một xu, một cắc và hàng loạt các khoản chi sẽ phải “mạnh tay cắt”, trong đó có thể là những dự án dân sinh, những an sinh xã hội. Nhưng cái lo nhất lại ở chỗ thói quen chi tiêu phóng tay đã ngấm vào máu không dễ gì thay đổi.
Hằng ngày vẫn xuất hiện những con số ngàn tỉ cho những quảng trường, tượng đài, cho khởi công, khánh thành và những chuyến du lịch hoàng hôn. Phóng tay, bất chấp các nghị quyết được cho là khắc khổ về ngân sách, bất chấp liên tục các chỉ thị về tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên, hạn chế xe công, đi công tác nước ngoài.
Cái cần làm, vì thế, là phải cắt ngay cái tư duy giải ngân trong không ít người.
Cái gì sẽ xảy ra nếu ngân sách hụt thu 11%, trong khi bộ máy gần như không tinh giản nổi, trong khi bội chi vẫn được xin điều chỉnh hằng năm, trong khi nợ công ngất ngưởng và không thể vay mãi, trong khi chỉ đào lên bán giờ cũng không có lãi, trong khi thuế phí không thể tăng mãi được… là điều mà không một người dân nào muốn nghĩ tới.
Và “kịch bản” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm 1,36%, chung cảnh ngộ, hoặc nói lạc quan là “cùng sánh vai” với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy...
Trên truyền hình quốc gia, một Thứ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận lạc quan: Giá dầu giảm sẽ khiến tiết kiệm được chi phí nhập khẩu xăng dầu. Dự kiến năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12,5-13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD thì sẽ tiết kiệm được 2-2,1 tỉ USD.
Bởi cũng với tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 1.000-1.200 tỉ đồng. Nhớ hồi giá dầu xuống 70 USD/thùng, ngân sách đã “báo động đỏ” khi con số hụt thu 30.000 tỉ đồng được công bố.
Lạc quan hay bi quan, hưởng lợi hay thất thu phải là những hành động hiệu quả để giá dầu thấp trở thành cái lợi cho nền kinh tế. Năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chúng ta khai thác được 15 triệu tấn dầu thô với chi phí khai thác - tùy mỏ - dao động từ mức 30-70 USD/thùng.
Hôm qua, có nỗi lo lắng rằng khi giá dầu xuống tới 30 USD/thùng, thì việc sản xuất coi như không lãi nổi một xu, một cắc và hàng loạt các khoản chi sẽ phải “mạnh tay cắt”, trong đó có thể là những dự án dân sinh, những an sinh xã hội. Nhưng cái lo nhất lại ở chỗ thói quen chi tiêu phóng tay đã ngấm vào máu không dễ gì thay đổi.
Hằng ngày vẫn xuất hiện những con số ngàn tỉ cho những quảng trường, tượng đài, cho khởi công, khánh thành và những chuyến du lịch hoàng hôn. Phóng tay, bất chấp các nghị quyết được cho là khắc khổ về ngân sách, bất chấp liên tục các chỉ thị về tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên, hạn chế xe công, đi công tác nước ngoài.
Cái cần làm, vì thế, là phải cắt ngay cái tư duy giải ngân trong không ít người.
Cái gì sẽ xảy ra nếu ngân sách hụt thu 11%, trong khi bộ máy gần như không tinh giản nổi, trong khi bội chi vẫn được xin điều chỉnh hằng năm, trong khi nợ công ngất ngưởng và không thể vay mãi, trong khi chỉ đào lên bán giờ cũng không có lãi, trong khi thuế phí không thể tăng mãi được… là điều mà không một người dân nào muốn nghĩ tới.
Theo: Báo Lao Động
Relate Threads