Khi Trung Quốc ‘chán’ than

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Trước sức ép ô nhiễm môi trường trầm trọng, Trung Quốc buộc phải lên kế hoạch thực hiện một chiến lược dài hạn sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Trong đó khí gas là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì hiệu suất sử dụng tốt, nguồn cung dồi dào, chi phí phát triển rẻ.

Ngoài khí gas, than được xem như sự lựa chọn thứ hai của Đại lục bởi quốc gia này có lượng dự trữ than hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho đóng cửa hơn 2.000 mỏ than khi giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đang giảm mạnh.

Vào năm 2009, một đường ống dẫn dài gần 7.000 km, chuyển LNG từ Turkmen tới Trung Quốc đã đi vào họat động. Dù trên thực tế, cuối năm 2014 Trung Quốc nhập khẩu LNG ít hơn Tây Ban Nha. Trong khi lượng khí đốt từ 1 tấn than sẽ phát ra khoảng 5 triệu kcal. So với đơn vị nhiệt Anh, 5000 kcal/ kg than sản xuất ra năng lượng tương đương với khoảng 20 triệu BTU.

Trong kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc (giai đoạn 2011 - 2015), Quốc hội nước này đã quyết định sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách giảm thị phần tiêu thụ dầu mỏ và than đá, chú trọng ngành sản xuất năng lượng trong nước, đa dạng hóa và tìm mới nhiều nguồn cung năng lượng, theo định hướng phát triển “năng lượng xanh” để bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã phải trả một cái giá khá đắt khi quyết định phát triển ngành công nghiệp khí gas. Đặc thù ngành này gồm: khai thác khí gas thiên nhiên và sản xuất khí gas thành phẩm. Giữa hai quá trình có sự phụ thuộc lẫn nhau trong khi ngành công nghiệp sản xuất khí gas thành phẩm của đại lục vẫn chưa đủ quy mô và công nghệ để đáp ứng đủ nhu cầu cho gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Ngược lại, lượng khí gas gây hiệu ứng nhà kính mà quốc gia này thải ra luôn đứng đầu thế giới. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển khí gas, sẵn sàng nâng mức tiêu thụ khí gas từ 4% tổng cầu tiêu thụ năng lượng trong nước năm 2011 lên mức 10% vào năm 2020.

241373_lng09_09_02_000000.jpg

Theo PetrolChina, tập đoàn này lãi 31 tỷ nhân dân tệ (NDT) trong năm 2013, ở mức cao so với lợi nhuận của các công ty nhà nước khác nhờ nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Con số này vẫn đang tăng lên từng ngày bởi tính thiết thực của nó trong việc cắt giảm lượng khí thải các bon vào không khí. Trung Quốc hy vọng sẽ tăng gấp đôi lượng khí gas sản xuất trong nước từ 102 tỷ m3 lên 180 tỷ m3, đồng thời tăng lượng khí gas nhập khẩu từ mức 28.1 tỷ m3 lên 77 tỷ m3 từ năm 2011 đến 2020. Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng tham vọng tăng lượng khí gas sản xuất từ đá phiến sét lên 8-12% tổng lượng khí gas thiên nhiên sản xuất trong nước. Trong đó, lượng khí gas methane là 14%. Cụ thể, chỉ tiêu khai thác khí gas từ đá phiến sét ở mức 6.5 tỷ m3 năm 2015 lên 60 tỷ m3 vào năm 2020, nâng tỷ lệ sử dụng khí gas sạch lên 10%. Để giảm phụ thuộc vào việc sử dụng than gây ô nhiễm môi trường.

Theo cập nhật, tại Mỹ, gas tự nhiên Henry Hub có giá khoảng 1,71 USD/ triệu đơn vị nhiệt Anh vào cuối tháng 2 vừa qua, chênh lệch rất nhiều so với giá than đá ở Trung Quốc. Cụ thể, chất hóa lỏng khi được đưa từ Mỹ tới châu Á đã được tăng lên 4,23 USD/ triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU) và đến lãnh thổ Trung Quốc là 9.99 USD.

Có lẽ, Đại lục sẽ phải chấp nhận thực tế trong tương lai sẽ phải phụ thuộc lớn vào ngành năng lượng của các quốc gia khác, thậm chí là Mỹ, nếu muốn hoàn thành mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khí gas trong nước.

Theo: antt.vn/​
 

Việc làm nổi bật

Top