Bộ Công Thương vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đưa chuỗi dự án Cá Voi Xanh do Bộ đầu tư vào danh mục các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí.
Kiến nghị trên được Bộ Công thương đưa ra tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 diễn ra sáng 6/1.
Tại Hội nghị Bộ này đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ đối với Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa (hỗ trợ PVN thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm cho Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại).
Bộ Tài chính sớm xử lý, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về trích lập và sử dụng quỹ từ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN, trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát các mức thuế, phí hiện áp dụng đối với ngành than để đề xuất điều chỉnh phù hợp. Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định số 203/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Về dự án Cá Voi Xanh Bộ Công thương còn kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi, đặc thù đối với việc đầu tư nhà máy điện sử dụng khí.
Mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Theo kế hoạch, Dự án sẽ do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai.
Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW – 700MW. Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023. Cả nhà máy xử lý khí và điện này sẽ đặt tại (H. Núi Thành).
Một nhà máy điện nữa cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi (trong Khu kinh tế Dung Quất) với quy mô đầu tư tương tự nhà máy điện ở Quảng Nam và hoàn thành vào năm 2023.
Tổng sản lượng khí hàng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu.
Tổng mức đầu tư toàn dự án của PVN vào khoảng 4,6 tỷ USD. Đời dự án khoảng 25 năm; doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD; doanh thu từ điện khoảng 30 tỷ USD; đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 24 tỷ USD.
Tại Hội nghị Bộ này đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ đối với Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa (hỗ trợ PVN thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm cho Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại).
Bộ Tài chính sớm xử lý, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về trích lập và sử dụng quỹ từ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN, trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát các mức thuế, phí hiện áp dụng đối với ngành than để đề xuất điều chỉnh phù hợp. Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định số 203/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Về dự án Cá Voi Xanh Bộ Công thương còn kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi, đặc thù đối với việc đầu tư nhà máy điện sử dụng khí.
Mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ - thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Theo kế hoạch, Dự án sẽ do Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ làm nhà điều hành. Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai.
Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW – 700MW. Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023. Cả nhà máy xử lý khí và điện này sẽ đặt tại (H. Núi Thành).
Một nhà máy điện nữa cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi (trong Khu kinh tế Dung Quất) với quy mô đầu tư tương tự nhà máy điện ở Quảng Nam và hoàn thành vào năm 2023.
Tổng sản lượng khí hàng năm khai thác khoảng 9 – 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu.
Tổng mức đầu tư toàn dự án của PVN vào khoảng 4,6 tỷ USD. Đời dự án khoảng 25 năm; doanh thu từ khí dự kiến khoảng 30 tỷ USD; doanh thu từ điện khoảng 30 tỷ USD; đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 24 tỷ USD.
viettimes.net.vn/
Relate Threads