Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có Văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, về việc tháo gỡ những khó khăn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Vấn đề giá dầu thô trong ngắn hạn và dài hạn tuy có nhiều dự báo khác nhau song nhìn chung cho thấy hiện tại giá dầu đã giảm khá sâu (tới 70% kể từ tháng 6/2014). Khả năng khôi phục chậm (có thể vào cuối năm 2017), với mức tăng trưởng chậm trong các năm tiếp theo; dự đoán giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp trong vòng 3 đến 5 năm tới. Mặc dù các dự báo đều cho rằng giá dầu thế giới sẽ phục hồi dần trong các năm sau. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ đang đối mặt với nhiều rủi ro khó lường như những bất ổn về chính trị và xung đột khu vực trên thế giới, khủng hoảng nợ tại châu Âu, bất ổn kinh tế của Trung Quốc... Điều này ảnh huởng rất lớn đến các hoạt động của PVN, đặc biệt là việc đầu tư các dự án dài hạn.
Hiện tại, PVN đã và đang đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá và tính chiến lược để giải quyết những tồn tại khó khăn như việc tái cơ cấu lại Tập đoàn, cắt giảm chi phí, tìm các biện pháp để tăng năng suất lao động, song việc khắc phục những tồn tại đó hết sức khó khăn.
Về vai trò của PVN trong nền kinh tế, VEA cho rằng:
- Tuy tỷ trọng đóng góp vào thu Ngân sách Nhà nước đã giảm nhiều trong những năm qua. Năm 2015 chiếm 12%. Song PVN vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh năng lượng của đất nước.
- Về dài hạn các dự án mà PVN đã và đang đầu tư có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển Kinh tế - Xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
VEA kiến nghị một số điều như sau:
1. Các vấn đề của PVN cần được Chính phủ, các bộ liên quan xem xét giải quyết một cách có hiệu quả không chỉ là các biện pháp cấp bách trước mắt mà cần tính tới các yếu tố trung và dài hạn.
2. Về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương.
Vấn đề này VEA quan tâm đến hai việc lớn:
Một là, ngày 16/12/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông thư số 201/2015/TT-BTC, về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018. Theo đó, các sản phẩm xăng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đang áp dụng mức thuế nhập khẩu là 20%, cao hơn mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc là 10% (tương đương 4,87USD/thùng tính theo giá trung bình T1/2016 của sản phẩm xăng). Điều đó cho thấy việc chênh lệch thuế đối với mặt hàng xăng dầu đã gây khó khăn rất lớn đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi có thông tư nêu trên, Petrolimex đã đề nghị Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có phương án giảm giá xăng bán bổ sung và giá dài hạn cho 6 tháng cuối năm để ngang bằng với giá mặt hàng xăng nhập từ Hàn Quốc.
Sản phẩm chính của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xăng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của toàn Nhà máy, nên việc không tiêu thụ được sản phẩm xăng, dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó Hiệp hội xin đề nghị Chính phủ và các bộ cho điều chỉnh lại thuế suất để giá xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với mặt hàng xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Hai là, Chính phủ và các Bộ chỉ đạo các khách hàng đặc biệt, khách hàng lớn là Petrolimex tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong năm 2016 cũng như các năm tiếp theo. Tùy tình hình biến động giá xăng dầu thế giới cũng như quan hệ giữa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với các khách hàng; Nhà máy sẽ có các biện pháp điều chỉnh giá phù hợp với giá thị trường hiện tại để các khách hàng chấp nhận được và tiếp tục tiêu thụ.
3. VEA đề nghị Thủ tướng và các bộ có cơ chế chính sách áp dụng cho PVN, tạo điều kiện để PVN thực hiện đầu tư và khai thác từng bước có hiệu quả các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Vấn đề giá dầu thô trong ngắn hạn và dài hạn tuy có nhiều dự báo khác nhau song nhìn chung cho thấy hiện tại giá dầu đã giảm khá sâu (tới 70% kể từ tháng 6/2014). Khả năng khôi phục chậm (có thể vào cuối năm 2017), với mức tăng trưởng chậm trong các năm tiếp theo; dự đoán giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp trong vòng 3 đến 5 năm tới. Mặc dù các dự báo đều cho rằng giá dầu thế giới sẽ phục hồi dần trong các năm sau. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ đang đối mặt với nhiều rủi ro khó lường như những bất ổn về chính trị và xung đột khu vực trên thế giới, khủng hoảng nợ tại châu Âu, bất ổn kinh tế của Trung Quốc... Điều này ảnh huởng rất lớn đến các hoạt động của PVN, đặc biệt là việc đầu tư các dự án dài hạn.
Hiện tại, PVN đã và đang đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá và tính chiến lược để giải quyết những tồn tại khó khăn như việc tái cơ cấu lại Tập đoàn, cắt giảm chi phí, tìm các biện pháp để tăng năng suất lao động, song việc khắc phục những tồn tại đó hết sức khó khăn.
Về vai trò của PVN trong nền kinh tế, VEA cho rằng:
- Tuy tỷ trọng đóng góp vào thu Ngân sách Nhà nước đã giảm nhiều trong những năm qua. Năm 2015 chiếm 12%. Song PVN vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh năng lượng của đất nước.
- Về dài hạn các dự án mà PVN đã và đang đầu tư có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển Kinh tế - Xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
VEA kiến nghị một số điều như sau:
1. Các vấn đề của PVN cần được Chính phủ, các bộ liên quan xem xét giải quyết một cách có hiệu quả không chỉ là các biện pháp cấp bách trước mắt mà cần tính tới các yếu tố trung và dài hạn.
2. Về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương.
Vấn đề này VEA quan tâm đến hai việc lớn:
Một là, ngày 16/12/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông thư số 201/2015/TT-BTC, về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018. Theo đó, các sản phẩm xăng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đang áp dụng mức thuế nhập khẩu là 20%, cao hơn mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc là 10% (tương đương 4,87USD/thùng tính theo giá trung bình T1/2016 của sản phẩm xăng). Điều đó cho thấy việc chênh lệch thuế đối với mặt hàng xăng dầu đã gây khó khăn rất lớn đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi có thông tư nêu trên, Petrolimex đã đề nghị Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có phương án giảm giá xăng bán bổ sung và giá dài hạn cho 6 tháng cuối năm để ngang bằng với giá mặt hàng xăng nhập từ Hàn Quốc.
Sản phẩm chính của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xăng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của toàn Nhà máy, nên việc không tiêu thụ được sản phẩm xăng, dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó Hiệp hội xin đề nghị Chính phủ và các bộ cho điều chỉnh lại thuế suất để giá xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với mặt hàng xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Hai là, Chính phủ và các Bộ chỉ đạo các khách hàng đặc biệt, khách hàng lớn là Petrolimex tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong năm 2016 cũng như các năm tiếp theo. Tùy tình hình biến động giá xăng dầu thế giới cũng như quan hệ giữa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với các khách hàng; Nhà máy sẽ có các biện pháp điều chỉnh giá phù hợp với giá thị trường hiện tại để các khách hàng chấp nhận được và tiếp tục tiêu thụ.
3. VEA đề nghị Thủ tướng và các bộ có cơ chế chính sách áp dụng cho PVN, tạo điều kiện để PVN thực hiện đầu tư và khai thác từng bước có hiệu quả các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
NangluongVietnam Online
Relate Threads