Năm lần bảy lượt kêu khó khăn, chính sách thuế “đe doạ” sự sống còn của doanh nghiệp và đề xuất “nới”, nhưng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn thu lãi ngàn tỷ năm 2015 ...
Thuế phải về 0%?
Sự việc mới đây Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi đơn “cầu cứu” lên Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương xin được điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang gây chú ý trong dư luận. Theo văn bản mà PVN gửi các cơ quan chức năng do Phó tổng giám đốc Nguyễn Sinh Khang ký, nếu không có sự điều chỉnh thuế kịp thời, chỉ trong ngắn hạn Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có khả năng phải ngừng sản xuất. Lý do mà PVN đưa ra là hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu diesel... của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang “đắt” hơn 50% so với sản phẩm cùng loại nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản... Vì thế, các đối tác của Dung Quất đều chạy sang nhập hàng từ đối thủ, thay vì mua hàng của Dung Quất để có được giá rẻ hơn.
Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 năm qua PVN có đơn “cầu cứu” lên các cơ quan chức năng xin “nới” cơ chế thuế dành cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Sau lần “cầu cứu” của Dung Quất hồi thàng 4/2015, đề xuất của nhà máy này ngay lập tức được Bộ Tài chính đáp ứng. Khi đó, mức thuế suất ưu đãi thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng của nhà máy này được giảm từ 35% về còn 20%; mặt hàng dầu diesel giảm từ 20% xuống còn 10%. Và lần này PVN một lần nữa mong muốn được điều chỉnh giảm thuế suất thuế ưu đãi nhập khẩu xuống thêm nấc nữa.
Chia sẻ với Infonet, ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch HĐTV Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) cho rằng, chính sách thuế bất cập đang chính là mối đe doạ cho sự tồn tại của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Từ tháng 1/2016 là sản phẩm diesel nhập từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc có thuế về 0% trong khi sản phẩm này do nhà máy sản xuất ra vẫn giữ thuế 10%.
Đối với mặt hàng xăng, ông Giang cho biết, theo lộ trình đến năm 2021 mới bắt đầu đưa thuế nhập khẩu về 0% nhưng hiện có thông tin thoả thuận FTA với Hàn Quốc những sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc chỉ chịu 10% trong khi xăng nhà máy lọc dầu Dung Quất là 20%. Thời gian tới thoả thuận với Nhật Bản cũng sẽ đưa thuế nhập khẩu mặt hàng xăng từ Nhật Bản về 10%. Như vậy, tương tự như diesel, chênh lệch thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
“Thuế suất thuế nhập khẩu dành cho Dung Quất đáng lẽ phải giảm về 0% thì các sản phẩm của chúng tôi mới có thể cạnh tranh và mới có thể bán được hàng", ông Giang nói.
Đóng cửa khi vừa lãi ngàn tỷ?
Nhưng điều đáng nói, dù kêu khó khăn và liên tiếp có đơn “kêu cứu” gửi lên các cơ quan chức năng, nhưng điều đáng bất ngờ là năm 2015 máy Lọc dầu Dung Quất hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh “vượt” 50 ngày.
Doanh thu mà nhà máy này đạt được trong năm 2015 là gần 95.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 20.300 tỷ đồng và thu về khoản lợi nhuận “khủng” 5.690 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch.
Xét trong bối cảnh năm 2015 giá dầu thế giới lâm vào “khủng hoảng”, rớt giá thảm hại thì thành tích doanh htu, lợi nhuận của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất quá ấn tượng!
Liệu có phải vì kịp thời nhận được sự điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế kịp thời nên Dung Quất đã “thoát hiểm” trong gang tấc và đạt mức doanh thu, lợi nhuận đáng mơ ước?
Không đồng tình lập luận này, ông Nguyễn Hoài Giang phân trần, năm 2015 chính sách thuế chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, nên việc nhà máy đạt doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch là hoàn toàn bình thường.
“Thuế nhập khẩu dầu diesel chính thức bị tác động từ đầu năm 2016. Nếu không có sự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng trực diện, thậm chí là ngừng sản xuất...”- Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang nói.
Và hệ quả mà Chủ tịch BSR đề cập nếu lần này cơ quan quản lý không kịp thời thay đổi chính sách, là 2-3 tháng tới Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể phải tạm ngừng sản xuất hoặc đóng cửa khi các đơn hàng đã “cạn” và không có hợp đồng mới được ký kết.
Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế không muốn nêu tên nhận định, Dung Quất đang được “nuông chiều” khi nhận được quá nhiều ưu đãi từ Chính phủ kể từ khi triển khai dự án đến nay. Vì thế, khi có khó khăn thay vì rà soát, cơ cấu lại quản trị để tiết giảm chi phí, giảm giá thành nhằm cạnh tranh thì Dung Quất lại gửi đơn “cầu cứu” xin thêm ưu đãi.
Không chỉ nhận ưu đãi thuế nhập khẩu, Dung Quất còn được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong thời hạn 30 năm và được giữ lại mức thuế nhập khẩu 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với sản phẩm hoá dầu khác...
Ngạc nhiên vì cho tới giờ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn nhận được quá nhiều ưu đãi, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại nhìn nhận, ưu đãi với doanh nghiệp đương nhiên cần, nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp “vin” vào cớ cứ khó khăn là lại “cầu cứu” và “doạ” đóng cửa nếu không nhận được thêm ưu đãi.
“Ưu đãi mãi, bù lỗ mãi không giải quyết được gốc rễ vấn đề của việc quản trị yếu kém”, ông nói và ví von, đã tới lúc Nhà nước không thể “ôm” và “cưng nựng” hết những “đứa con” của mình, mà phải để “những đứa con đó tự bơi”.
Chia sẻ với Infonet, một chuyên gia nghiên cứu về chính sách doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, không thể cứ kéo dài ưu đãi mãi dành cho doanh nghiệp. Theo ông, ưu đãi cũng chỉ có giới hạn chứ không thể cứ doanh nghiệp “khóc” là cơ quan quản lý sẽ đáp ứng. Bởi, hiện nay Việt Nam đã hội nhập, phải tuân thủ chặt chẽ điều khoản của các Hiệp định thương mại. Thêm nữa, tới đây khi Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP) có hiệu lực, doanh nghiệp không thể mãi dựa vào “bầu sữa” Nhà nước để nhận ưu đãi mà phải tự lực chính mình, cạnh tranh với đối thủ.
Thuế phải về 0%?
Sự việc mới đây Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi đơn “cầu cứu” lên Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương xin được điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang gây chú ý trong dư luận. Theo văn bản mà PVN gửi các cơ quan chức năng do Phó tổng giám đốc Nguyễn Sinh Khang ký, nếu không có sự điều chỉnh thuế kịp thời, chỉ trong ngắn hạn Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có khả năng phải ngừng sản xuất. Lý do mà PVN đưa ra là hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu diesel... của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang “đắt” hơn 50% so với sản phẩm cùng loại nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản... Vì thế, các đối tác của Dung Quất đều chạy sang nhập hàng từ đối thủ, thay vì mua hàng của Dung Quất để có được giá rẻ hơn.
Chia sẻ với Infonet, ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch HĐTV Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) cho rằng, chính sách thuế bất cập đang chính là mối đe doạ cho sự tồn tại của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Từ tháng 1/2016 là sản phẩm diesel nhập từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc có thuế về 0% trong khi sản phẩm này do nhà máy sản xuất ra vẫn giữ thuế 10%.
Đối với mặt hàng xăng, ông Giang cho biết, theo lộ trình đến năm 2021 mới bắt đầu đưa thuế nhập khẩu về 0% nhưng hiện có thông tin thoả thuận FTA với Hàn Quốc những sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc chỉ chịu 10% trong khi xăng nhà máy lọc dầu Dung Quất là 20%. Thời gian tới thoả thuận với Nhật Bản cũng sẽ đưa thuế nhập khẩu mặt hàng xăng từ Nhật Bản về 10%. Như vậy, tương tự như diesel, chênh lệch thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy.
“Thuế suất thuế nhập khẩu dành cho Dung Quất đáng lẽ phải giảm về 0% thì các sản phẩm của chúng tôi mới có thể cạnh tranh và mới có thể bán được hàng", ông Giang nói.
Đóng cửa khi vừa lãi ngàn tỷ?
Nhưng điều đáng nói, dù kêu khó khăn và liên tiếp có đơn “kêu cứu” gửi lên các cơ quan chức năng, nhưng điều đáng bất ngờ là năm 2015 máy Lọc dầu Dung Quất hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh “vượt” 50 ngày.
Doanh thu mà nhà máy này đạt được trong năm 2015 là gần 95.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 20.300 tỷ đồng và thu về khoản lợi nhuận “khủng” 5.690 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch.
Xét trong bối cảnh năm 2015 giá dầu thế giới lâm vào “khủng hoảng”, rớt giá thảm hại thì thành tích doanh htu, lợi nhuận của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất quá ấn tượng!
Liệu có phải vì kịp thời nhận được sự điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế kịp thời nên Dung Quất đã “thoát hiểm” trong gang tấc và đạt mức doanh thu, lợi nhuận đáng mơ ước?
Không đồng tình lập luận này, ông Nguyễn Hoài Giang phân trần, năm 2015 chính sách thuế chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, nên việc nhà máy đạt doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch là hoàn toàn bình thường.
“Thuế nhập khẩu dầu diesel chính thức bị tác động từ đầu năm 2016. Nếu không có sự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng trực diện, thậm chí là ngừng sản xuất...”- Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang nói.
Và hệ quả mà Chủ tịch BSR đề cập nếu lần này cơ quan quản lý không kịp thời thay đổi chính sách, là 2-3 tháng tới Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể phải tạm ngừng sản xuất hoặc đóng cửa khi các đơn hàng đã “cạn” và không có hợp đồng mới được ký kết.
Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế không muốn nêu tên nhận định, Dung Quất đang được “nuông chiều” khi nhận được quá nhiều ưu đãi từ Chính phủ kể từ khi triển khai dự án đến nay. Vì thế, khi có khó khăn thay vì rà soát, cơ cấu lại quản trị để tiết giảm chi phí, giảm giá thành nhằm cạnh tranh thì Dung Quất lại gửi đơn “cầu cứu” xin thêm ưu đãi.
Không chỉ nhận ưu đãi thuế nhập khẩu, Dung Quất còn được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong thời hạn 30 năm và được giữ lại mức thuế nhập khẩu 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với sản phẩm hoá dầu khác...
Ngạc nhiên vì cho tới giờ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn nhận được quá nhiều ưu đãi, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại nhìn nhận, ưu đãi với doanh nghiệp đương nhiên cần, nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp “vin” vào cớ cứ khó khăn là lại “cầu cứu” và “doạ” đóng cửa nếu không nhận được thêm ưu đãi.
“Ưu đãi mãi, bù lỗ mãi không giải quyết được gốc rễ vấn đề của việc quản trị yếu kém”, ông nói và ví von, đã tới lúc Nhà nước không thể “ôm” và “cưng nựng” hết những “đứa con” của mình, mà phải để “những đứa con đó tự bơi”.
Chia sẻ với Infonet, một chuyên gia nghiên cứu về chính sách doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, không thể cứ kéo dài ưu đãi mãi dành cho doanh nghiệp. Theo ông, ưu đãi cũng chỉ có giới hạn chứ không thể cứ doanh nghiệp “khóc” là cơ quan quản lý sẽ đáp ứng. Bởi, hiện nay Việt Nam đã hội nhập, phải tuân thủ chặt chẽ điều khoản của các Hiệp định thương mại. Thêm nữa, tới đây khi Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP) có hiệu lực, doanh nghiệp không thể mãi dựa vào “bầu sữa” Nhà nước để nhận ưu đãi mà phải tự lực chính mình, cạnh tranh với đối thủ.
Nguyễn Hoài - Infonet.vn
Relate Threads