Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho phép BSR được quyền tính toán và quyết định giá bán.
Theo trình bày của Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn, hiện tại do chênh lệch thuế nhập khẩu giữa các sản phẩm của lọc dầu Dung Quất với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu nên sản phẩm của Dung Quất có giá cao hơn nhiều so với giá hàng nhập khẩu cùng loại.
Cụ thể, giá bán xăng của Dung Quất cao hơn giá xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc khoảng 10%. Bởi vì thuế nhập xăng dầu từ Hàn Quốc là 10% trong khi của Dung Quất lại cao gấp đôi.
Còn với các mặt hàng dầu diesel, Jet A1, giá bán của Dung Quất cao hơn hàng nhập từ ASEAN khoảng 7%. Bởi vì thuế nhập khẩu từ ASEAN với mặt hàng này là 0%, trong khi Dung Quất vẫn chịu mức thuế 7%.
Tương tự đối với khí hóa lỏng (LPG), hạt nhựa PolyPropylene (PP), BSR cũng phải giảm giá bán cho khách hàng.
Thực tế, từ nay đến năm 2018 lọc dầu Dung Quất vẫn được hưởng cơ chế ưu đãi giữ lại 7% thuế nhập khẩu với xăng, dầu; 5% với khí hóa lỏng và 3% đối với PP.
Cho nên, Dung Quất chỉ phải nộp thuế nhập khẩu xăng là 13%, dầu là 0%. Tuy nhiên, vì phải giảm giá bán nên trong thực tế, Dung Quất không được giữ lại 7% thuế nhập khẩu dầu, còn vẫn phải nộp 3% thuế nhập khẩu xăng.
Tương tự đối với khí hóa lỏng, hạt nhựa PolyPropylene, BSR cũng không được giữ lại phần thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% với khí hóa lỏng và 3% đối với PP.
Theo BSR, với cơ chế chính sách như hiện tại thì kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giảm tương ứng với mức thuế 10% đối với xăng, 7% đối với dầu, 5% đối với khí hóa lỏng và 3% đối với PP so với các năm trước khi chưa có hiệp định thương mại ASEAN, Việt Nam - Hàn Quốc.
BSR cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của lọc dầu Dung Quất ngày càng gặp nhiều khó khăn. Hiện BSR đã ký kết hợp đồng mua bán đến hết tháng 6/2016 nhưng công ty này cho rằng “quá trình đàn phán rất khó khăn và khối lượng chốt bán đối với hợp đồng term giảm nhiều so với các năm trước”.
Vì thế, hiện tại BSR đã xây dựng cơ chế tài chính mới cho lọc dầu Dung Quất và đã báo cáo Tập đoàn Dầu khí VN để làm việc với các cấp có thẩm quyền.
Do đó, trong thời gian chờ đợi cơ chế tài chính mới, BSR có đề xuất đáng chú ý là Bộ Tài chính cho phép BSR được quyền tính toán và quyết định giá bán.
Trong đó BSR sẽ chủ động có tính toán thuế nhập khẩu hợp lý, nhà nước không phải hỗ trợ và không thu điều tiết. Điều này theo BSR là nhằm đảm bảo cạnh tranh trên thị trường và ổn định sản xuất, hiệu quả cho lọc dầu Dung Quất.
Như vậy, sau một thời gian dài liên tục có văn bản “kêu ca” về chênh lệch thuế nhập khẩu áp dụng với Dung Quất và với các thị trường ASEAN, Hàn Quốc, lọc dầu Dung Quất muốn được “tự bơi” trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
Theo trình bày của Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn, hiện tại do chênh lệch thuế nhập khẩu giữa các sản phẩm của lọc dầu Dung Quất với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu nên sản phẩm của Dung Quất có giá cao hơn nhiều so với giá hàng nhập khẩu cùng loại.
Cụ thể, giá bán xăng của Dung Quất cao hơn giá xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc khoảng 10%. Bởi vì thuế nhập xăng dầu từ Hàn Quốc là 10% trong khi của Dung Quất lại cao gấp đôi.
Tương tự đối với khí hóa lỏng (LPG), hạt nhựa PolyPropylene (PP), BSR cũng phải giảm giá bán cho khách hàng.
Thực tế, từ nay đến năm 2018 lọc dầu Dung Quất vẫn được hưởng cơ chế ưu đãi giữ lại 7% thuế nhập khẩu với xăng, dầu; 5% với khí hóa lỏng và 3% đối với PP.
Cho nên, Dung Quất chỉ phải nộp thuế nhập khẩu xăng là 13%, dầu là 0%. Tuy nhiên, vì phải giảm giá bán nên trong thực tế, Dung Quất không được giữ lại 7% thuế nhập khẩu dầu, còn vẫn phải nộp 3% thuế nhập khẩu xăng.
Tương tự đối với khí hóa lỏng, hạt nhựa PolyPropylene, BSR cũng không được giữ lại phần thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% với khí hóa lỏng và 3% đối với PP.
Theo BSR, với cơ chế chính sách như hiện tại thì kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giảm tương ứng với mức thuế 10% đối với xăng, 7% đối với dầu, 5% đối với khí hóa lỏng và 3% đối với PP so với các năm trước khi chưa có hiệp định thương mại ASEAN, Việt Nam - Hàn Quốc.
BSR cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của lọc dầu Dung Quất ngày càng gặp nhiều khó khăn. Hiện BSR đã ký kết hợp đồng mua bán đến hết tháng 6/2016 nhưng công ty này cho rằng “quá trình đàn phán rất khó khăn và khối lượng chốt bán đối với hợp đồng term giảm nhiều so với các năm trước”.
Vì thế, hiện tại BSR đã xây dựng cơ chế tài chính mới cho lọc dầu Dung Quất và đã báo cáo Tập đoàn Dầu khí VN để làm việc với các cấp có thẩm quyền.
Do đó, trong thời gian chờ đợi cơ chế tài chính mới, BSR có đề xuất đáng chú ý là Bộ Tài chính cho phép BSR được quyền tính toán và quyết định giá bán.
Trong đó BSR sẽ chủ động có tính toán thuế nhập khẩu hợp lý, nhà nước không phải hỗ trợ và không thu điều tiết. Điều này theo BSR là nhằm đảm bảo cạnh tranh trên thị trường và ổn định sản xuất, hiệu quả cho lọc dầu Dung Quất.
Như vậy, sau một thời gian dài liên tục có văn bản “kêu ca” về chênh lệch thuế nhập khẩu áp dụng với Dung Quất và với các thị trường ASEAN, Hàn Quốc, lọc dầu Dung Quất muốn được “tự bơi” trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
Hà Duy - Vietnamnet.vn
Relate Threads