Theo quy định PVN phải góp vốn đầu tư dự án đến 9,237 tỷ USD, vốn góp từ cổ đông là 4,237 tỷ USD. Hiện các bên góp vốn đang hối thúc PVN hoàn thành phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án trong tháng 7/2018.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mới có văn bản gửi Bộ Công Thương nên các vướng mắc pháp lý trong việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Theo PVN, hiện nay các bên góp vốn đang hối thúc PVN hoàn thành phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án trong tháng 7/2018 để làm cơ sở đóng nốt phần vốn góp theo tỷ lệ của PVN khi đó các bên cho vay mới giải ngân phần vốn vay theo cam kết. Nếu không dự án có thể rơi vào tình trạng Default.
Cụ thể, PVN cho biết, để có cơ sở phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 9,237 tỷ USD, ngay sau thời điểm ký kết hồ sơ vay vốn, tháng 7/2017 PVN đã xúc tiến thủ tục cập nhật điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo tổng mức đầu tư cập nhật.
Tuy nhiên, do một số vướng mắc về pháp lý cụ thể là PVN không tự thực hiện việc lập lại tổng mức đầu tư mà phải chỉ đạo công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) là chủ đầu tư thực hiện lập và trình cho phía PVN xem xét.
Theo đó từ cuối năm 2014 đến 2017, NSRP đã tổ chức lập, hiệu chỉnh, thẩm tra và trình PVN tiến hành thẩm định DFS để làm cơ sở báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại PVN gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Cụ thể, đối với PVN, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 9,2 tỷ USD gặp khó khăn do là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, PVN cần phải áp dụng các quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong khi đó, NSRP có quyền sử dụng điều khoản ổn định pháp luật tại GGU áp dụng các quy định trước thời điểm ký kết GGU do dự án Nghi Sơn có vốn nhà nước dưới 30% không thuộc đối tượng điều chỉnh về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể là đối với chủ đầu tư công ty NSRP không cần phải lập dự án đầu tư điều chỉnh mà chỉ cần có báo cáo giải trình việc tăng tổng mức đầu tư là đủ cơ sở pháp lý điều chỉnh.
Do đó, đối với việc điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư tại thời điểm 2017/2018 PVN đang yêu cầu NSRP thực hiện lập tổng mức đầu tư điều chỉnh/dự án điều chỉnh, thực hiện thẩm tra, thẩm định theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định nội bộ, PVN nhận thấy không thể thực hiện được do có sự khác biệt về rất nhiều khoản giữa luật cũ và luật hiện hành.
PVN cho biết, vì các vướng mắc vừa nêu, PVN đã có công văn xin ý kiến các Bộ Tư pháp, Xây dựng về hướng dẫn để PVN điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Khó khăn vướng mắc trong việc giải ngân phần vốn góp còn lại của PVN, theo quy định PVN phải góp vốn đầu tư dự án đến 9,237 tỷ USD, vốn góp từ cổ đông là 4,237 tỷ USD và nếu PVN không góp vốn theo yêu cầu gọi vốn của NSRP thì PVN sẽ vi phạm JVA (đối với khoản vay thứ cấp), SSA và GGU. Ngoài việc PVN phải đền bù thiệt hại cho các cổ đông còn lại, NSRP có quyền gửi thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh góp vốn thay cho PVN.
Tuy nhiên, hiện nay việc điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa được thực hiện do vướng mắc pháp lý nên PVN không có cơ sở pháp lý để góp vốn đầu tư dự án vượt 9 tỷ USD, vốn từ cổ đông là 4 tỷ USD.
Tại văn bản này, PVN đã đề nghị Bộ Công Thương xem xét chấp thuận chủ trì tổ chức cùng các bộ liên quan và PVN cuộc họp trước 10/7/2018 nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hướng dẫn thủ tục pháp lý để PVN sớm có cơ sở điều chỉnh tổng mức đầu tư và góp vốn đảm bảo tiến độ dự án.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn được cấp phép đầu tư vào 4/2008 do Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện. Đây là liên doanh gồm 4 thành viên: PVN chiếm 25,1%; công ty Kuwait Petroleum Europe.B.V chiếm 35,1%, công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản chiếm 35,1%, công ty Mitsui Chemicals Inc Nhật Bản chiếm 4,7%.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mới có văn bản gửi Bộ Công Thương nên các vướng mắc pháp lý trong việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Theo PVN, hiện nay các bên góp vốn đang hối thúc PVN hoàn thành phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án trong tháng 7/2018 để làm cơ sở đóng nốt phần vốn góp theo tỷ lệ của PVN khi đó các bên cho vay mới giải ngân phần vốn vay theo cam kết. Nếu không dự án có thể rơi vào tình trạng Default.
Cụ thể, PVN cho biết, để có cơ sở phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 9,237 tỷ USD, ngay sau thời điểm ký kết hồ sơ vay vốn, tháng 7/2017 PVN đã xúc tiến thủ tục cập nhật điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo tổng mức đầu tư cập nhật.
Tuy nhiên, do một số vướng mắc về pháp lý cụ thể là PVN không tự thực hiện việc lập lại tổng mức đầu tư mà phải chỉ đạo công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) là chủ đầu tư thực hiện lập và trình cho phía PVN xem xét.
Theo đó từ cuối năm 2014 đến 2017, NSRP đã tổ chức lập, hiệu chỉnh, thẩm tra và trình PVN tiến hành thẩm định DFS để làm cơ sở báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại PVN gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Cụ thể, đối với PVN, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 9,2 tỷ USD gặp khó khăn do là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, PVN cần phải áp dụng các quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong khi đó, NSRP có quyền sử dụng điều khoản ổn định pháp luật tại GGU áp dụng các quy định trước thời điểm ký kết GGU do dự án Nghi Sơn có vốn nhà nước dưới 30% không thuộc đối tượng điều chỉnh về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể là đối với chủ đầu tư công ty NSRP không cần phải lập dự án đầu tư điều chỉnh mà chỉ cần có báo cáo giải trình việc tăng tổng mức đầu tư là đủ cơ sở pháp lý điều chỉnh.
Do đó, đối với việc điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư tại thời điểm 2017/2018 PVN đang yêu cầu NSRP thực hiện lập tổng mức đầu tư điều chỉnh/dự án điều chỉnh, thực hiện thẩm tra, thẩm định theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định nội bộ, PVN nhận thấy không thể thực hiện được do có sự khác biệt về rất nhiều khoản giữa luật cũ và luật hiện hành.
PVN cho biết, vì các vướng mắc vừa nêu, PVN đã có công văn xin ý kiến các Bộ Tư pháp, Xây dựng về hướng dẫn để PVN điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Khó khăn vướng mắc trong việc giải ngân phần vốn góp còn lại của PVN, theo quy định PVN phải góp vốn đầu tư dự án đến 9,237 tỷ USD, vốn góp từ cổ đông là 4,237 tỷ USD và nếu PVN không góp vốn theo yêu cầu gọi vốn của NSRP thì PVN sẽ vi phạm JVA (đối với khoản vay thứ cấp), SSA và GGU. Ngoài việc PVN phải đền bù thiệt hại cho các cổ đông còn lại, NSRP có quyền gửi thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh góp vốn thay cho PVN.
Tuy nhiên, hiện nay việc điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa được thực hiện do vướng mắc pháp lý nên PVN không có cơ sở pháp lý để góp vốn đầu tư dự án vượt 9 tỷ USD, vốn từ cổ đông là 4 tỷ USD.
Tại văn bản này, PVN đã đề nghị Bộ Công Thương xem xét chấp thuận chủ trì tổ chức cùng các bộ liên quan và PVN cuộc họp trước 10/7/2018 nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hướng dẫn thủ tục pháp lý để PVN sớm có cơ sở điều chỉnh tổng mức đầu tư và góp vốn đảm bảo tiến độ dự án.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn được cấp phép đầu tư vào 4/2008 do Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện. Đây là liên doanh gồm 4 thành viên: PVN chiếm 25,1%; công ty Kuwait Petroleum Europe.B.V chiếm 35,1%, công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản chiếm 35,1%, công ty Mitsui Chemicals Inc Nhật Bản chiếm 4,7%.
NGUYỄN THẢO
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads