Hãng tin Bloomberg mới đây dẫn thông tin của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, tháng 6 vừa qua, sản lượng bình quân của OPEC tăng khoảng 393.500 thùng/ngày so tháng trước đó, lên mức 32,611 triệu thùng/ngày. Con số này vượt mức sản lượng mục tiêu 32,5 triệu thùng/ngày trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Nhằm ứng phó tình trạng giá dầu giảm mạnh, vào cuối năm 2016, OPEC và 11 nước ngoài tổ chức này ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1-2017. Việc giảm sản lượng đẩy giá dầu có lúc lên hơn 50 USD/thùng so mức thấp kỷ lục dưới 30 USD/thùng năm 2016. Reuters dựa trên số liệu đến ngày 20-6 cho biết, OPEC thu được 1,64 tỷ USD/ngày kể từ đầu năm, tăng hơn 10% so nửa cuối năm 2016.
Dù vậy, giá dầu trên thị trường thế giới thời gian qua vẫn trồi sụt thất thường. Tại Hội nghị Dầu khí thế giới ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tuần trước, Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo thừa nhận thỏa thuận giữa OPEC và một số nước ngoài tổ chức này không đạt được kết quả như kỳ vọng. Lý do ông Barkindo đưa ra là nhu cầu dầu mỏ giảm theo chu kỳ, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC không tham gia thỏa thuận tăng lên, sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến ở Mỹ…
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan là do việc khôi phục nguồn cung từ Libya, Nigeria, hai nước thành viên được miễn cắt giảm sản lượng. Sản lượng dầu thô của Nigeria xuất khẩu theo kế hoạch trong tháng 8 tới dự kiến sẽ đạt ít nhất là 2 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 17 tháng. Tại Libya, sản lượng dù thất thường nhưng hiện đã chạm mốc 1 triệu thùng/ngày, cao nhất trong bốn năm.
Tuy nhiên, đáng nói là lý do không chỉ đến từ các thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng. Một số thành viên OPEC còn lại bắt đầu có dấu hiệu tăng sản lượng. Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn nhất OPEC, trong tháng 6 thông báo sản xuất thêm 190.000 thùng/ngày, đẩy tổng sản lượng lên 10,07 triệu thùng/ngày, vượt giới hạn đặt ra. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai, chủ động tăng sản lượng thêm khoảng 44.000 thùng/ngày trong tháng 6. Angola cũng có động thái tương tự…
Giới quan sát chỉ ra rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy, OPEC sẽ rơi vào tình trạng “mạnh ai, nấy làm”. Khi đó nỗ lực cân bằng thị trường để có thể thu lợi nhuận ổn định của OPEC chỉ tốn công vô ích.
Dù vậy, giá dầu trên thị trường thế giới thời gian qua vẫn trồi sụt thất thường. Tại Hội nghị Dầu khí thế giới ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tuần trước, Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo thừa nhận thỏa thuận giữa OPEC và một số nước ngoài tổ chức này không đạt được kết quả như kỳ vọng. Lý do ông Barkindo đưa ra là nhu cầu dầu mỏ giảm theo chu kỳ, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC không tham gia thỏa thuận tăng lên, sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến ở Mỹ…
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan là do việc khôi phục nguồn cung từ Libya, Nigeria, hai nước thành viên được miễn cắt giảm sản lượng. Sản lượng dầu thô của Nigeria xuất khẩu theo kế hoạch trong tháng 8 tới dự kiến sẽ đạt ít nhất là 2 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 17 tháng. Tại Libya, sản lượng dù thất thường nhưng hiện đã chạm mốc 1 triệu thùng/ngày, cao nhất trong bốn năm.
Tuy nhiên, đáng nói là lý do không chỉ đến từ các thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng. Một số thành viên OPEC còn lại bắt đầu có dấu hiệu tăng sản lượng. Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn nhất OPEC, trong tháng 6 thông báo sản xuất thêm 190.000 thùng/ngày, đẩy tổng sản lượng lên 10,07 triệu thùng/ngày, vượt giới hạn đặt ra. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai, chủ động tăng sản lượng thêm khoảng 44.000 thùng/ngày trong tháng 6. Angola cũng có động thái tương tự…
Giới quan sát chỉ ra rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy, OPEC sẽ rơi vào tình trạng “mạnh ai, nấy làm”. Khi đó nỗ lực cân bằng thị trường để có thể thu lợi nhuận ổn định của OPEC chỉ tốn công vô ích.
Báo Nhân dân
Relate Threads