Mỏ khí heli lớn nhất thế giới có trữ lượng hàng tỷ mét khối

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Các nhà khoa học phát hiện mỏ khí heli lớn nhất thế giới ở Tanzania có trữ lượng ít nhất 2,8 tỷ m3, gấp đôi ước tính trước đây.

VNE-Heli-8302-1507480576.jpg

Khu vực thung lũng Great Rift, Tanzania, là nơi phát hiện mỏ khí heli với trữ lượng 1,5 tỷ mét khối. Ảnh: Yahoo.
Mỏ khí heli ở Nam Phi có trữ lượng lớn ít nhất gấp đôi so với báo cáo đầu tiên, theo các nhà khoa học ở Đại học Oxford và công ty đang lên kế hoạch khai thác nguồn khí gas quý hiếm trong vòng ba năm, Live Science hôm 6/10 đưa tin.

Phát hiện mỏ khí heli ở khu vực thung lũng Great Rift tại Tanzania được công bố cuối năm ngoái. Những mẫu vật ban đầu từ khí gas rò rỉ trong khu vực chỉ ra mỏ dự trữ dưới lòng đất chứa trung bình 2,6% khí heli trộn lẫn với nitơ.

Dựa trên con số đó, các nguồn đánh giá tài nguyên độc lập ước tính mỏ khí dưới lòng đất chứa 1,5 tỷ m3 khí heli, bằng khoảng 1/3 trữ lượng heli trên thế giới đang cạn kiệt dần sau nhiều thập kỷ, theo ước tính hàng năm của Cục khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Tuy nhiên, các phép đo mới từ khí gas rò rỉ ở Tanzania cho thấy mật độ khí heli gấp 4 lần so với giá trị trung bình đo được trước đó, Thomas Abraham-James, nhà địa chất học kiêm giám đốc điều hành Helium One, công ty Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến bán khí heli trên toàn cầu vào năm 2020, cho biết.

Theo Abraham-James, một nguồn đánh giá độc lập thứ hai nguồn khí heli dưới lòng đất ở Tanzania nhận định trữ lượng thực sự lên tới 2,8 tỷ m3. "Đó là trữ lượng gần như gấp đôi dự đoán trước đây", Abraham-James. Ông giải thích phương pháp lấy mẫu thực địa sử dụng năm 2015 khiến một lượng nhỏ không khí làm loãng mật độ khí heli trong mẫu vật.

Các tính toán mới theo thời gian thực về khí gas rò rỉ do hai nhà địa hóa học Chris Ballentine và Peter Barry tiến hành cuối năm ngoái, chỉ ra mật độ khí heli cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu. Barry và Ballentine sử dụng khối phổ kế di động để thực hiện các phép đo gần đây nhất về khí heli ở khu vực Helium One tại Tanzania, thay vì áp dụng phương pháp thu thập mẫu vật để phân tích sau trong phòng thí nghiệm.

"Chúng tôi đã làm khoảng 50 phép đo ngoài thực địa, và chúng tôi phát hiện lượng khí heli cao gấp 4 lần trước đây trong mẫu vật. Đây là điều thực sự phấn khởi đối với chúng tôi, bởi chúng tôi có thể đưa ra bằng chứng thuyết phục chứng minh có nhiều khí heli hơn so với đánh giá ban đầu", Barry nói.

Barry và Ballentine là thành viên nhóm nghiên cứu khoa học xác định vị trí mỏ khí heli ở Tanzania, sử dụng giả thuyết mới về sự sản sinh khí heli từ nguồn nhiệt dưới lòng đất, như núi lửa ở khu vực thung lũng Great Rift.

Phương Hoa
vnexpress.net/​
 

Việc làm nổi bật

Top