Các nước một thời là ‘anh em’ của Nga như Moldova, Ba Lan, Litva, Latvia, Ukraine đang kịch liệt phản đối dự án khí đốt ‘Dòng chảy Phương Bắc-2’ của Nga.
Ukraine sợ mất 2 tỷ USD phí trung chuyển
Bất chấp việc một số quốc gia Tây Âu như Pháp, Anh vẫn mua khí đốt của Nga hoặc nhiệt liệt ủng hộ dự án khí đốt ‘Dòng chảy Phương Bắc 2’ (Nord Stream 2) như Đức; các quốc gia Đông Âu và Baltic như Ba Lan, Litva, Latvia, Ukraine đang kịch liệt phản đối dự án này.
Mới đây, Ukraine một lần nữa kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) từ bỏ dự án ‘Dòng chảy Phương Bắc 2’, với lý do là dự án này sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng của châu Âu - Tổng thống Ukraine Poroshenko nhận định.
Ông cho rằng, việc Tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom từ chối gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt cho Ukraine, làm cho dự án đường ống dẫn khí đốt ‘Dòng chảy Phương Bắc 2’ đe dọa tới an ninh năng lượng châu Âu.
Trước đây, người đứng đầu Quốc hội Litva, Latvia, Ba Lan, Ukraine và Moldova đã ra tuyên bố chung chống lại dự án ‘Nord Stream 2’ và yêu cầu các nước châu Âu "tích cực tham gia thảo luận việc giữ gìn sự an toàn và minh bạch của thị trường năng lượng châu Âu".
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, sở dĩ Ukraine chống lại dự án này là do nước này sợ mất đi 2 tỷ USD mỗi năm tiền phí trung chuyển khí đốt sang châu Âu. Ngoài ra, Kiev được coi là bị mất thêm hàng tỷ USD nữa do không còn sự ưu đãi về giá khí đốt từ Nga.
Bên cạnh Ukraine, Ba Lan cũng là nước chống phá quyết liệt dự án lớn này vì những mâu thuẫn trong quá khứ, bất kể việc thủ lĩnh của châu Âu là Đức đã cấp phép cho việc xây dựng tuyến đường ống dẫn từ Baltic sang nước này.
Ba Lan bất chấp tất cả để phá Nord Stream 2’
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetski hôm 09/3 đã gọi dự án ‘Nord Stream 2’ là “cực kỳ nguy hiểm" cho châu Âu. Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm với các đối tác từ Litva, Latvia và Estonia, ông Moravetski đã chỉ trích dự án ‘Nord Stream-2’ và tuyên bố nước này đã đạt được sự độc lập đối với khí đốt Nga.
Phát biểu được "Đài phát thanh Ba Lan" trích dẫn cho biết, Warsaw từ lâu đã trở nên độc lập với Gazprom, nước này đã xây dựng một trạm đầu cuối cho khí đốt hóa lỏng (LNG) ở Swinoujscie và hiện đang có ý định mở rộng khả năng chế biến.
Ngoài ra, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức tiết lộ rằng, giới lãnh đạo Ba Lan đang nghiêm túc dự định thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt riêng mang tên Baltic Pipe với công suất hàng năm 10 tỷ mét khối.
Trước đây, Công ty dầu khí quốc gia Ba Lan PGNiG đã dự kiến trong 15 năm sẽ xây xong đường ống dẫn khí hơn hai tỉ dollars. Theo ý tưởng này, dự án của chính quyền Warsaw sẽ bắt đầu được triển khai vào năm 2022.
Theo thông cáo báo chí, vào cuối năm ngoái, Đảng "Luật pháp và Công bằng" của Ba Lan đã quyết định khôi phục lại dự án Baltic Pipe (chạy từ Na Uy sang Ba Lan). tuy nhiên, quyết định cuối cùng về dự án này sẽ được đưa ra trong năm 2018.
Ba Lan luôn tích cực phản đối việc xây dựng ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ của Nga. Thậm chí, Thủ tướng nước này là ông Mateusz Moravetsky đã kêu gọi lãnh đạo Hoa Kỳ mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên dự án này, đồng thời cần phải trừng phạt cả các công ty châu Âu tham gia xây dựng đường ống dẫn khí đốt với Nga.
Thủ lĩnh châu Âu Đức chấp thuận 'Nord Stream 2’
Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov đã gọi lời kêu gọi này là "cơn cuồng loạn vì bất lực và tức giận" nhưng họ sẽ không đạt được mục đích, bởi nhu cầu khí đốt của Nga ở châu Âu đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong tương lai" - ông Pushkov viết trên Twitter.
Và quả nhiên là các đối tác Đức, Áo… của Nga đã ủng hộ nhiệt tình dự án này. Vừa qua người đứng đầu công ty năng lượng Đức Uniper Klaus Schäfer nói rằng ‘Nord Stream-2’ là cần thiết để đảm bảo độ tin cậy và an ninh nguồn cung cấp khí tự nhiên cho châu Âu.
Bên cạnh đó, nhà điều hành dự án ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ là Nord Stream 2 AG thông báo đã nhận được giấy phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong vùng lãnh hải của Đức. Cơ quan khai thác vùng núi Stralsund cũng đã chấp thuận việc thiết lập phần đường ống dẫn khí đốt trên đất liền trong khu vực Lubmin gần Greifswald.
Cơ quan này đã cấp giấy phép chính thức cho công trình xây dựng đoạn đường ống dài 55 km trên phạm vi đất liền của Đức, thủ tục xin giấy phép ở 3 quốc gia khác nằm trên tuyến đường ống là Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, đang được thực hiện đúng tiến độ.
Dự án ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ trị giá 9,5 tỷ euro trù tính xây dựng hai nhánh đường ống dẫn khí đốt từ bờ biển Nga thông qua biển Baltic đến Đức. Đường ống này dự kiến sẽ được đặt bên cạnh ‘Dòng chảy phương Bắc 1’. Sau khi hoàn thành, tuyến đường ống này sẽ cung cấp tới 110 tỷ m3 khí đốt sang điểm đầu tiên là Đức rồi đến các quốc gia khác.
Như vậy, bất chấp việc các quốc gia Tây Âu (bao gồm cả Anh) vẫn bất chấp lệnh trừng phạt để mua khí đốt Nga, các quốc gia Đông Âu và Baltic cũng bất chấp tất cả để phá ‘Dòng chảy phương Bắc 2’, đồng thời nghiến răng mua khí đốt giá cao hơn để tiếp tục chống Nga.
Tuy nhiên, chính sách cực đoan bất chấp lợi ích quốc gia này có thể sẽ thay đổi trong trường hợp những nước này có chính quyền mới. Một số nhà lãnh đạo có thể sẽ thay đổi chính sách của những người tiền nhiệm để đạt được sự cân bằng giữa ý chí chính trị và lợi ích kinh tế quốc gia.
Ukraine sợ mất 2 tỷ USD phí trung chuyển
Bất chấp việc một số quốc gia Tây Âu như Pháp, Anh vẫn mua khí đốt của Nga hoặc nhiệt liệt ủng hộ dự án khí đốt ‘Dòng chảy Phương Bắc 2’ (Nord Stream 2) như Đức; các quốc gia Đông Âu và Baltic như Ba Lan, Litva, Latvia, Ukraine đang kịch liệt phản đối dự án này.
Mới đây, Ukraine một lần nữa kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) từ bỏ dự án ‘Dòng chảy Phương Bắc 2’, với lý do là dự án này sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng của châu Âu - Tổng thống Ukraine Poroshenko nhận định.
Trước đây, người đứng đầu Quốc hội Litva, Latvia, Ba Lan, Ukraine và Moldova đã ra tuyên bố chung chống lại dự án ‘Nord Stream 2’ và yêu cầu các nước châu Âu "tích cực tham gia thảo luận việc giữ gìn sự an toàn và minh bạch của thị trường năng lượng châu Âu".
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, sở dĩ Ukraine chống lại dự án này là do nước này sợ mất đi 2 tỷ USD mỗi năm tiền phí trung chuyển khí đốt sang châu Âu. Ngoài ra, Kiev được coi là bị mất thêm hàng tỷ USD nữa do không còn sự ưu đãi về giá khí đốt từ Nga.
Bên cạnh Ukraine, Ba Lan cũng là nước chống phá quyết liệt dự án lớn này vì những mâu thuẫn trong quá khứ, bất kể việc thủ lĩnh của châu Âu là Đức đã cấp phép cho việc xây dựng tuyến đường ống dẫn từ Baltic sang nước này.
Ba Lan bất chấp tất cả để phá Nord Stream 2’
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetski hôm 09/3 đã gọi dự án ‘Nord Stream 2’ là “cực kỳ nguy hiểm" cho châu Âu. Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm với các đối tác từ Litva, Latvia và Estonia, ông Moravetski đã chỉ trích dự án ‘Nord Stream-2’ và tuyên bố nước này đã đạt được sự độc lập đối với khí đốt Nga.
Phát biểu được "Đài phát thanh Ba Lan" trích dẫn cho biết, Warsaw từ lâu đã trở nên độc lập với Gazprom, nước này đã xây dựng một trạm đầu cuối cho khí đốt hóa lỏng (LNG) ở Swinoujscie và hiện đang có ý định mở rộng khả năng chế biến.
Ngoài ra, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức tiết lộ rằng, giới lãnh đạo Ba Lan đang nghiêm túc dự định thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt riêng mang tên Baltic Pipe với công suất hàng năm 10 tỷ mét khối.
Trước đây, Công ty dầu khí quốc gia Ba Lan PGNiG đã dự kiến trong 15 năm sẽ xây xong đường ống dẫn khí hơn hai tỉ dollars. Theo ý tưởng này, dự án của chính quyền Warsaw sẽ bắt đầu được triển khai vào năm 2022.
Theo thông cáo báo chí, vào cuối năm ngoái, Đảng "Luật pháp và Công bằng" của Ba Lan đã quyết định khôi phục lại dự án Baltic Pipe (chạy từ Na Uy sang Ba Lan). tuy nhiên, quyết định cuối cùng về dự án này sẽ được đưa ra trong năm 2018.
Ba Lan luôn tích cực phản đối việc xây dựng ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ của Nga. Thậm chí, Thủ tướng nước này là ông Mateusz Moravetsky đã kêu gọi lãnh đạo Hoa Kỳ mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên dự án này, đồng thời cần phải trừng phạt cả các công ty châu Âu tham gia xây dựng đường ống dẫn khí đốt với Nga.
Thủ lĩnh châu Âu Đức chấp thuận 'Nord Stream 2’
Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov đã gọi lời kêu gọi này là "cơn cuồng loạn vì bất lực và tức giận" nhưng họ sẽ không đạt được mục đích, bởi nhu cầu khí đốt của Nga ở châu Âu đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong tương lai" - ông Pushkov viết trên Twitter.
Và quả nhiên là các đối tác Đức, Áo… của Nga đã ủng hộ nhiệt tình dự án này. Vừa qua người đứng đầu công ty năng lượng Đức Uniper Klaus Schäfer nói rằng ‘Nord Stream-2’ là cần thiết để đảm bảo độ tin cậy và an ninh nguồn cung cấp khí tự nhiên cho châu Âu.
Bên cạnh đó, nhà điều hành dự án ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ là Nord Stream 2 AG thông báo đã nhận được giấy phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong vùng lãnh hải của Đức. Cơ quan khai thác vùng núi Stralsund cũng đã chấp thuận việc thiết lập phần đường ống dẫn khí đốt trên đất liền trong khu vực Lubmin gần Greifswald.
Cơ quan này đã cấp giấy phép chính thức cho công trình xây dựng đoạn đường ống dài 55 km trên phạm vi đất liền của Đức, thủ tục xin giấy phép ở 3 quốc gia khác nằm trên tuyến đường ống là Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, đang được thực hiện đúng tiến độ.
Dự án ‘Dòng chảy phương Bắc 2’ trị giá 9,5 tỷ euro trù tính xây dựng hai nhánh đường ống dẫn khí đốt từ bờ biển Nga thông qua biển Baltic đến Đức. Đường ống này dự kiến sẽ được đặt bên cạnh ‘Dòng chảy phương Bắc 1’. Sau khi hoàn thành, tuyến đường ống này sẽ cung cấp tới 110 tỷ m3 khí đốt sang điểm đầu tiên là Đức rồi đến các quốc gia khác.
Như vậy, bất chấp việc các quốc gia Tây Âu (bao gồm cả Anh) vẫn bất chấp lệnh trừng phạt để mua khí đốt Nga, các quốc gia Đông Âu và Baltic cũng bất chấp tất cả để phá ‘Dòng chảy phương Bắc 2’, đồng thời nghiến răng mua khí đốt giá cao hơn để tiếp tục chống Nga.
Tuy nhiên, chính sách cực đoan bất chấp lợi ích quốc gia này có thể sẽ thay đổi trong trường hợp những nước này có chính quyền mới. Một số nhà lãnh đạo có thể sẽ thay đổi chính sách của những người tiền nhiệm để đạt được sự cân bằng giữa ý chí chính trị và lợi ích kinh tế quốc gia.
Nhật Nam
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads