Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, Bộ Công Thương đã đề xuất xử phạt vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với mức từ 20 – 200 triệu đồng.
Mức phạt 20 – 40 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với hành vi phân phối LNG khi không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cũng đối với vi phạm về điều kiện thương nhân phân phối LNG, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có kho LNG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu quy định; có kho LNG nhưng không thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân kinh doanh khí theo quy định; có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải nhưng không đúng quy định.
Phạt tiền từ 60 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có kho chứa LNG; không có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải.
Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kinh doanh LNG khi không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG.
Vi phạm về điều kiện sản xuất, chế biến LNG phạt đến 120 triệu
Theo dự thảo, phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến LNG khi không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cơ sở sản xuất, chế biến LNG không theo đúng quy hoạch hoặc không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; có phòng thử nghiệm nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LNG theo quy định.
Phạt tiền từ 80 – 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng LNG; không có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc không có hệ thống phục vụ hoạt động hóa khí đáp ứng đủ điều kiện để cung cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có cầu cảng nhưng không đúng quy định; có kho tiếp nhận LNG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác nhưng dung tích bồn chứa không đạt mức tối thiểu theo quy định; có xe bồn LNG hoặc đường ống vận chuyển LNG nhưng không đúng quy định; có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải nhưng không đúng quy định.
Phạt tiền từ 80 – 120 triệu đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có cầu cảng chuyên dụng; không có kho tiếp nhận LNG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác; không có xe bồn LNG và đường ống vận chuyển LNG; không có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG.
Phạt tiền từ 120 – 160 triệu đồng đối với với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xuất khẩu, nhập khẩu LNG khi không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG;
Mức phạt từ 160 – 200 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện trạm cấp LNG sau đây: Không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải; tiếp tục hoạt động nạp LNG vào phương tiện vận tải khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Mức phạt 20 – 40 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với hành vi phân phối LNG khi không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cũng đối với vi phạm về điều kiện thương nhân phân phối LNG, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có kho LNG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu quy định; có kho LNG nhưng không thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân kinh doanh khí theo quy định; có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải nhưng không đúng quy định.
Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kinh doanh LNG khi không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LNG.
Vi phạm về điều kiện sản xuất, chế biến LNG phạt đến 120 triệu
Theo dự thảo, phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến LNG khi không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cơ sở sản xuất, chế biến LNG không theo đúng quy hoạch hoặc không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; có phòng thử nghiệm nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LNG theo quy định.
Phạt tiền từ 80 – 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng LNG; không có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc không có hệ thống phục vụ hoạt động hóa khí đáp ứng đủ điều kiện để cung cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có cầu cảng nhưng không đúng quy định; có kho tiếp nhận LNG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác nhưng dung tích bồn chứa không đạt mức tối thiểu theo quy định; có xe bồn LNG hoặc đường ống vận chuyển LNG nhưng không đúng quy định; có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải nhưng không đúng quy định.
Phạt tiền từ 80 – 120 triệu đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có cầu cảng chuyên dụng; không có kho tiếp nhận LNG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác; không có xe bồn LNG và đường ống vận chuyển LNG; không có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG.
Phạt tiền từ 120 – 160 triệu đồng đối với với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xuất khẩu, nhập khẩu LNG khi không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG;
Mức phạt từ 160 – 200 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện trạm cấp LNG sau đây: Không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải đã bị tước, bị thu hồi; sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải; tiếp tục hoạt động nạp LNG vào phương tiện vận tải khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Tuệ Văn - Báo Chính Phủ
Relate Threads