Cho đến nay, sau nhiều cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng những đồng minh về vấn đề cắt giảm sản lượng, các thành viên thị trường nhận ra một điều: Họ không biết chính xác điểm đến, nhưng biết rằng mình vẫn chưa tới nơi.
Kể từ khi OPEC cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng 1/2017, tất cả thống nhất rằng, họ sẽ đạt được mục tiêu khi lượng dầu dự trữ quay trở lại bằng mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa bao giờ dễ dàng để đánh giá chính xác. Lượng dự trữ ở đâu? Đo lường theo đơn vị nào? Thế nào tính là dầu dự trữ? Các câu hỏi này vẫn chưa được trả lời xác đáng.
Trong cuộc họp vào tuần trước tại Muscat (Oman), Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út Khalid Al-Falih cũng đã lên tiếng thừa nhận, các thảo luận về vấn đề quay trở lại sản xuất như bình thường đòi hỏi những thông tin về thị trường, trong đó có số liệu về lượng dầu dự trữ, tồn kho. Tuy nhiên, chính các số liệu này cũng chưa phải là “thước đo” tốt để dựa vào đó đưa ra quyết định.
Thực tế, OPEC chỉ có trong tay bức tranh thị trường ở thời điểm quá khứ, khi các số liệu về lượng dầu dự trữ mới nhất tại Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra ngày 19/1 là tình trạng thực tế vào cuối tháng 11. Chưa kể, trong thông báo mới này, số liệu dầu dự trữ tháng 9 và tháng 10 trước đó được điều chỉnh lại với con số tăng thêm tới 12 triệu thùng.
Chưa kể, các số liệu tại OECD đang ngày càng mất dần đi ý nghĩa, khi báo cáo của IEA “bỏ quên” hơn một nửa thị trường tiêu thụ dầu trên thế giới, trong khi đó lại là những khu vực đang có sự vươn lên mạnh mẽ. Trong 5 năm qua, nhu cầu tiêu thụ dầu tại các nước ngoài OECD đã tăng lên gần 5 lần, với tốc độ phát triển nhanh bậc nhất so với các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng thêm 6,4 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2012 -2017, so với chỉ 1,3 triệu thùng/ngày tại các quốc gia thuộc OECD, theo IEA.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác với số liệu dầu dự trữ là nó chưa phản ánh chính xác chức năng của lượng hàng hóa này. Số lượng dầu được các quốc gia, tổ chức dự trữ không chỉ dùng để phục vụ nhu cầu theo mùa cao điểm, tranh thủ kiếm lời khi giá dầu lên, mà còn là một biện pháp bảo vệ nếu nguồn cung bị gián đoạn. Do đó, số liệu dầu dự trữ lẽ ra nên được đo lường theo số ngày lượng hàng hóa này phát huy đúng vai trò, thay vì chỉ đo lường đơn giản theo thùng.
Theo các chuyên gia, với nhu cầu tiêu thụ dầu tăng trung bình gần 1,7 triệu thùng dầu/ngày trong 3 năm qua, thế giới cần nhiều hơn lượng dầu dự trữ để đảm bảo mọi hoạt động kinh tế diễn ra thông suốt. Do đó, việc IEA cần làm hiện tại là cải thiện phương pháp thu thập và ghi nhập dữ liệu, để đưa ra những con số phản ánh chính xác hơn thực trạng thị trường.
Chưa kể, cho đến hiện tại, khi OPEC đang loay hoay với diễn biến của giá dầu, chưa biết đã nên hủy bỏ thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay chưa, câu hỏi nhức nhối nhất lại là một vấn đề đặt ra ngay từ đầu. Tại sao lại đặt mục tiêu đưa lượng dầu dự trữ về mức trung bình 5 năm, coi đây là đích đến để hoạt động sản xuất trở lại bình thường? Tại sao không phải là 4 hay 6 năm.
Về vấn đề này, cũng trong cuộc họp Hội đồng các bộ trưởng dầu mỏ tại Muscat, Khalid Al-Falih đã nhận định, OPEC và các đồng minh đang gặp vấn đề, bởi mức dầu dự trữ trung bình 5 năm qua lại bao gồm cả lượng dầu dư thừa quá lớn, yếu tố buộc các quốc gia sản xuất dầu mỏ phải cân nhắc cắt giảm sản lượng nhằm thu hẹp con số này.
Dù sao trong cuộc họp vừa qua, cả Ả Rập Xê út, quốc gia dẫn đầu OPEC và Nga đã thống nhất cần phải kéo dài thêm các biện pháp cắt giảm sản lượng và một số hình thức kiềm chế sẽ tiếp tục được thực thi năm 2018. Do đó, vấn đề ngay lúc này là OPEC và những người bạn phải nhanh chóng trả lời các câu hỏi ở trên, từ đó có chỗ dựa đáng tin cậy thực sự để đưa ra quyết định phục hồi hoạt động sản xuất vào cuộc họp tiếp theo trong tháng 6/2018.
Kể từ khi OPEC cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng 1/2017, tất cả thống nhất rằng, họ sẽ đạt được mục tiêu khi lượng dầu dự trữ quay trở lại bằng mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa bao giờ dễ dàng để đánh giá chính xác. Lượng dự trữ ở đâu? Đo lường theo đơn vị nào? Thế nào tính là dầu dự trữ? Các câu hỏi này vẫn chưa được trả lời xác đáng.
Trong cuộc họp vào tuần trước tại Muscat (Oman), Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út Khalid Al-Falih cũng đã lên tiếng thừa nhận, các thảo luận về vấn đề quay trở lại sản xuất như bình thường đòi hỏi những thông tin về thị trường, trong đó có số liệu về lượng dầu dự trữ, tồn kho. Tuy nhiên, chính các số liệu này cũng chưa phải là “thước đo” tốt để dựa vào đó đưa ra quyết định.
Thực tế, OPEC chỉ có trong tay bức tranh thị trường ở thời điểm quá khứ, khi các số liệu về lượng dầu dự trữ mới nhất tại Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra ngày 19/1 là tình trạng thực tế vào cuối tháng 11. Chưa kể, trong thông báo mới này, số liệu dầu dự trữ tháng 9 và tháng 10 trước đó được điều chỉnh lại với con số tăng thêm tới 12 triệu thùng.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác với số liệu dầu dự trữ là nó chưa phản ánh chính xác chức năng của lượng hàng hóa này. Số lượng dầu được các quốc gia, tổ chức dự trữ không chỉ dùng để phục vụ nhu cầu theo mùa cao điểm, tranh thủ kiếm lời khi giá dầu lên, mà còn là một biện pháp bảo vệ nếu nguồn cung bị gián đoạn. Do đó, số liệu dầu dự trữ lẽ ra nên được đo lường theo số ngày lượng hàng hóa này phát huy đúng vai trò, thay vì chỉ đo lường đơn giản theo thùng.
Theo các chuyên gia, với nhu cầu tiêu thụ dầu tăng trung bình gần 1,7 triệu thùng dầu/ngày trong 3 năm qua, thế giới cần nhiều hơn lượng dầu dự trữ để đảm bảo mọi hoạt động kinh tế diễn ra thông suốt. Do đó, việc IEA cần làm hiện tại là cải thiện phương pháp thu thập và ghi nhập dữ liệu, để đưa ra những con số phản ánh chính xác hơn thực trạng thị trường.
Chưa kể, cho đến hiện tại, khi OPEC đang loay hoay với diễn biến của giá dầu, chưa biết đã nên hủy bỏ thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay chưa, câu hỏi nhức nhối nhất lại là một vấn đề đặt ra ngay từ đầu. Tại sao lại đặt mục tiêu đưa lượng dầu dự trữ về mức trung bình 5 năm, coi đây là đích đến để hoạt động sản xuất trở lại bình thường? Tại sao không phải là 4 hay 6 năm.
Về vấn đề này, cũng trong cuộc họp Hội đồng các bộ trưởng dầu mỏ tại Muscat, Khalid Al-Falih đã nhận định, OPEC và các đồng minh đang gặp vấn đề, bởi mức dầu dự trữ trung bình 5 năm qua lại bao gồm cả lượng dầu dư thừa quá lớn, yếu tố buộc các quốc gia sản xuất dầu mỏ phải cân nhắc cắt giảm sản lượng nhằm thu hẹp con số này.
Dù sao trong cuộc họp vừa qua, cả Ả Rập Xê út, quốc gia dẫn đầu OPEC và Nga đã thống nhất cần phải kéo dài thêm các biện pháp cắt giảm sản lượng và một số hình thức kiềm chế sẽ tiếp tục được thực thi năm 2018. Do đó, vấn đề ngay lúc này là OPEC và những người bạn phải nhanh chóng trả lời các câu hỏi ở trên, từ đó có chỗ dựa đáng tin cậy thực sự để đưa ra quyết định phục hồi hoạt động sản xuất vào cuộc họp tiếp theo trong tháng 6/2018.
Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
Relate Threads