Sự sôi động trở lại của thị trường dầu lửa khi giá dầu tăng cao trở lại được đánh giá là một yếu tố có lợi đối với kinh tế thế giới. Nhưng triển vọng tươi sáng đó có lẽ sẽ không kéo dài, khi nó đang bị đe dọa phá vỡ bởi sự hồi sinh của ngành khai thác dầu phiến khổng lồ của nước Mỹ.
Diễn biến tích cực trên thị trường dầu lửa đang là những tin tức tốt nhất đối với nền kinh tế thế giới trong những ngày cuối cùng của năm 2016. Việc tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu ngoài OPEC đều đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng bắt đầu từ ngày 1.1.2017 (lần lượt là 1,2 triệu thùng/ngày với OPEC và 558.000 thùng/ngày với các nước ngoài OPEC) đang đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong vòng gần 2 năm qua.
Sự sôi động trở lại của thị trường dầu lửa khi giá dầu tăng cao trở lại được đánh giá là một yếu tố có lợi đối với kinh tế thế giới. Nhưng triển vọng tươi sáng đó có lẽ sẽ không kéo dài, khi nó đang bị đe dọa phá vỡ bởi sự hồi sinh của ngành khai thác dầu phiến khổng lồ của nước Mỹ. Tập đoàn tài chính-ngân hàng nổi tiếng của nước Mỹ là Goldman Sachs vừa lên tiếng cảnh báo: OPEC đã sai lầm khi không tính đến khả năng hồi phục của ngành công nghiệp dầu phiến Mỹ.
Nhìn vào bản thỏa thuận cắt giảm sản lượng vừa được thông qua tại Vienna, có thể thấy Ả Rập Saudi và OPEC không quá coi trọng đến khả năng hồi phục của ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ có thể ảnh hưởng đến cuộc chơi. Bộ trưởng dầu lửa Ả Rập Saudi, Khalid al-Falih tuyên bố vào ngày10.12 rằng, ông không cho rằng ngành khai thác dầu phiến Mỹ sẽ kịp hồi phục trong năm 2017. Bản thân phái đoàn Saudi tại hội nghị Vienna cũng tuyên bố nước này sẵn sàng cam kết giảm sản lượng của mình sâu hơn để vực dậy giá dầu nếu cần thiết. Theo dự kiến của các nhà lãnh đạo OPEC và ngoài OPEC tại Vienna, nếu thỏa thuận cắt giảm sản lượng được tuân thủ đầy đủ, giá dầu sẽ vượt mức 60 USD/thùng trong năm 2017. Trong khi đó theo tính toán chỉ cần giá dầu đạt khoảng 55 USD/thùng là đủ để các công ty dầu phiến Mỹ quay trở lại hoạt động.
Có lẽ sự tự tin của Ả Rập Saudi và OPEC nằm ở việc ngành khai thác dầu phiến ở Mỹ đã trì trệ ở quy mô lớn và trong một thời gian dài để khó có thể phục hồi trở lại trong năm 2017. Theo thống kê, sản lượng khai thác dầu phiến Mỹ đạt đỉnh vào tháng 6.2015 và dần tụt dốc khá mạnh kể từ thời điểm đó. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đã sụt giảm tổng cộng khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày, và cần nhiều hơn 1 năm để Mỹ có thể hồi phục được mức sản lượng này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đang dự báo điều ngược lại. Theo dự báo của tập đoàn tài chính-ngân hàng Goldman Sachs, nếu mức giá được duy trì ở mức 55 USD/thùng, ngành dầu phiến của Mỹ có thể tăng sản lượng thêm 800.000 thùng/ngày ngay trong quý đầu tiên của năm 2017. Nếu giá dầu càng cao, khả năng hồi phục sản lượng của các công ty dầu phiến Mỹ càng nhanh, do lĩnh vực này đang nằm trong danh sách ưu tiên cho vay vốn của các ngân hàng Mỹ. Nếu giá dầu vượt mức 60 USD/thùng, ngành dầu phiến Mỹ có thể đạt mức sản lượng ngang bằng với mức mà OPEC và các nước ngoài OPEC vừa cam kết cắt giảm là 1.758.000 thùng/ngày chỉ trong vòng nửa đầu năm 2017.
Và trong kịch bản này, Mỹ lại đang nhận được sự trợ giúp lớn không chỉ từ OPEC và các nước ngoài OPEC vừa cam kết cắt giảm ở Vienna, mà còn từ Trung Quốc và một số nước xuất khẩu dầu lửa khác trên thế giới. Ngoài mức sản lượng cắt giảm 1.758.000 thùng/ngày vừa được OPEC và 5 nước ngoài OPEC (bao gồm Nga, Mexico, Oman, Azerbaijan, Kazakhstan), thì một số nước khác cũng sẽ cắt giảm sản lượng của mình trong năm 2017. Chẳng hạn như Trung Quốc.
Tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc là nước đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai thác, ở mức 4,3-4,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, giá dầu giảm mạnh khiến nước này bắt đầu giảm sản lượng khai thác, trung bình khoảng 300.000 thùng/ngày trong năm 2016, và dự kiến sẽ giảm thêm khoảng 200.000 thùng/ngày nữa trong năm 2017. Trong 10 tháng đầu năm 2016, sản lượng trung bình của Trung Quốc chỉ còn khoảng 4 triệu thùng/ngày, và dự kiến trong năm 2017 sẽ chỉ còn khoảng 3,7-3,8 triệu thùng/ngày mà thôi.
Điều tương tự cũng diễn ra tại các nước xuất khẩu dầu lửa ở Đông Nam Á như Malaysia hay Brunei. Tập đoàn Morgan Stanley dự báo Malaysia (hiện có sản lượng 664.000 thùng/ngày) sẽ giảm sản lượng khoảng 20.000 thùng/ngày từ đầu năm 2017, còn Brunei (hiện có sản lượng 142.000 thùng/ngày) sẽ giảm khoảng 4.000 thùng/ngày. Giám đốc phụ trách thị trường dầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Wood Mackenzie có trụ sở tại Singapore, Sushant Gupta, cho rằng: “Nếu tất cả những cắt giảm của Trung Quốc, Malaysia và Brunei được thực hiện cùng lúc với OPEC và 5 nước ngoài OPEC, giá dầu có thể cán mốc 65 USD/thùng trong ít nhất là nửa đầu năm 2017”.
Điều này dĩ nhiên là sẽ có lợi cho ngành dầu đá phiến Mỹ. Càng nhiều nước trên thế giới cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu sẽ càng tăng, và ngành dầu phiến Mỹ sẽ càng phục hồi nhanh hơn. Và rất có thể, cuộc họp thượng đỉnh OPEC lần kế vào giữa năm 2017 thì các nhà lãnh đạo của tổ chức này sẽ lại phải xem xét việc có tiếp tục thực hiện thỏa thuận cắt giảm này để Mỹ hưởng lợi hay không.
Nhàn Đàm - Một Thế Giới (theo Bloomberg)
Diễn biến tích cực trên thị trường dầu lửa đang là những tin tức tốt nhất đối với nền kinh tế thế giới trong những ngày cuối cùng của năm 2016. Việc tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu ngoài OPEC đều đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng bắt đầu từ ngày 1.1.2017 (lần lượt là 1,2 triệu thùng/ngày với OPEC và 558.000 thùng/ngày với các nước ngoài OPEC) đang đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong vòng gần 2 năm qua.
Sự sôi động trở lại của thị trường dầu lửa khi giá dầu tăng cao trở lại được đánh giá là một yếu tố có lợi đối với kinh tế thế giới. Nhưng triển vọng tươi sáng đó có lẽ sẽ không kéo dài, khi nó đang bị đe dọa phá vỡ bởi sự hồi sinh của ngành khai thác dầu phiến khổng lồ của nước Mỹ. Tập đoàn tài chính-ngân hàng nổi tiếng của nước Mỹ là Goldman Sachs vừa lên tiếng cảnh báo: OPEC đã sai lầm khi không tính đến khả năng hồi phục của ngành công nghiệp dầu phiến Mỹ.
Nhìn vào bản thỏa thuận cắt giảm sản lượng vừa được thông qua tại Vienna, có thể thấy Ả Rập Saudi và OPEC không quá coi trọng đến khả năng hồi phục của ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ có thể ảnh hưởng đến cuộc chơi. Bộ trưởng dầu lửa Ả Rập Saudi, Khalid al-Falih tuyên bố vào ngày10.12 rằng, ông không cho rằng ngành khai thác dầu phiến Mỹ sẽ kịp hồi phục trong năm 2017. Bản thân phái đoàn Saudi tại hội nghị Vienna cũng tuyên bố nước này sẵn sàng cam kết giảm sản lượng của mình sâu hơn để vực dậy giá dầu nếu cần thiết. Theo dự kiến của các nhà lãnh đạo OPEC và ngoài OPEC tại Vienna, nếu thỏa thuận cắt giảm sản lượng được tuân thủ đầy đủ, giá dầu sẽ vượt mức 60 USD/thùng trong năm 2017. Trong khi đó theo tính toán chỉ cần giá dầu đạt khoảng 55 USD/thùng là đủ để các công ty dầu phiến Mỹ quay trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đang dự báo điều ngược lại. Theo dự báo của tập đoàn tài chính-ngân hàng Goldman Sachs, nếu mức giá được duy trì ở mức 55 USD/thùng, ngành dầu phiến của Mỹ có thể tăng sản lượng thêm 800.000 thùng/ngày ngay trong quý đầu tiên của năm 2017. Nếu giá dầu càng cao, khả năng hồi phục sản lượng của các công ty dầu phiến Mỹ càng nhanh, do lĩnh vực này đang nằm trong danh sách ưu tiên cho vay vốn của các ngân hàng Mỹ. Nếu giá dầu vượt mức 60 USD/thùng, ngành dầu phiến Mỹ có thể đạt mức sản lượng ngang bằng với mức mà OPEC và các nước ngoài OPEC vừa cam kết cắt giảm là 1.758.000 thùng/ngày chỉ trong vòng nửa đầu năm 2017.
Và trong kịch bản này, Mỹ lại đang nhận được sự trợ giúp lớn không chỉ từ OPEC và các nước ngoài OPEC vừa cam kết cắt giảm ở Vienna, mà còn từ Trung Quốc và một số nước xuất khẩu dầu lửa khác trên thế giới. Ngoài mức sản lượng cắt giảm 1.758.000 thùng/ngày vừa được OPEC và 5 nước ngoài OPEC (bao gồm Nga, Mexico, Oman, Azerbaijan, Kazakhstan), thì một số nước khác cũng sẽ cắt giảm sản lượng của mình trong năm 2017. Chẳng hạn như Trung Quốc.
Tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc là nước đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai thác, ở mức 4,3-4,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, giá dầu giảm mạnh khiến nước này bắt đầu giảm sản lượng khai thác, trung bình khoảng 300.000 thùng/ngày trong năm 2016, và dự kiến sẽ giảm thêm khoảng 200.000 thùng/ngày nữa trong năm 2017. Trong 10 tháng đầu năm 2016, sản lượng trung bình của Trung Quốc chỉ còn khoảng 4 triệu thùng/ngày, và dự kiến trong năm 2017 sẽ chỉ còn khoảng 3,7-3,8 triệu thùng/ngày mà thôi.
Điều tương tự cũng diễn ra tại các nước xuất khẩu dầu lửa ở Đông Nam Á như Malaysia hay Brunei. Tập đoàn Morgan Stanley dự báo Malaysia (hiện có sản lượng 664.000 thùng/ngày) sẽ giảm sản lượng khoảng 20.000 thùng/ngày từ đầu năm 2017, còn Brunei (hiện có sản lượng 142.000 thùng/ngày) sẽ giảm khoảng 4.000 thùng/ngày. Giám đốc phụ trách thị trường dầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Wood Mackenzie có trụ sở tại Singapore, Sushant Gupta, cho rằng: “Nếu tất cả những cắt giảm của Trung Quốc, Malaysia và Brunei được thực hiện cùng lúc với OPEC và 5 nước ngoài OPEC, giá dầu có thể cán mốc 65 USD/thùng trong ít nhất là nửa đầu năm 2017”.
Điều này dĩ nhiên là sẽ có lợi cho ngành dầu đá phiến Mỹ. Càng nhiều nước trên thế giới cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu sẽ càng tăng, và ngành dầu phiến Mỹ sẽ càng phục hồi nhanh hơn. Và rất có thể, cuộc họp thượng đỉnh OPEC lần kế vào giữa năm 2017 thì các nhà lãnh đạo của tổ chức này sẽ lại phải xem xét việc có tiếp tục thực hiện thỏa thuận cắt giảm này để Mỹ hưởng lợi hay không.
Nhàn Đàm - Một Thế Giới (theo Bloomberg)
Relate Threads